Quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự hiệu quả không? Tìm hiểu trong bài sau.

Điều trị vẩy nến bằng phương pháp quang hóa trị liệu có hiệu quả không?

Hiện nay, không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn cho bệnh vẩy nến nhưng có rất nhiều cách để kiểm soát tình trạng này. Thuốc tây trong trị bệnh vẩy nến bao gồm các thuốc bôi được áp dụng trực tiếp cho da và các loại thuốc sinh học nhắm vào hệ miễn dịch. Một lựa chọn điều trị khác có thể hiệu quả cao là liệu pháp ánh sáng (quang hóa trị liệu).

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến nhằm mục đích giảm viêm và ngăn chặn các tế bào da phát triển quá nhanh. Liệu pháp ánh sáng, còn được gọi là quang hóa trị liệu là việc phơi nhiễm nhiều lần da với ánh sáng cực tím để làm chậm sự tăng trưởng của tế bào.

Theo National Psoriasis Foundation, bệnh vẩy nến thường được gọi là “bệnh trung gian tế bào T”. Đó là vì bệnh xảy ra khi các tế bào hệ thống miễn dịch được gọi là tế bào T tấn công các tế bào da, dẫn đến sản sinh da tăng tốc.

Bằng cách làm chậm quá trình chuyển hóa da, liệu pháp ánh sáng có thể làm giảm các tín hiệu viêm kết hợp với bệnh vẩy nến, Adam Friedman, MD, Phó Giáo sư da liễu và giám đốc nghiên cứu dịch tại Trường Y khoa và Y tế George Washington ở Washington DC (Mỹ) cho biết.

tri-vay-nen-bang-quang-tri-lieu.webp

Trị vảy nến bằng quang trị liệu

Có những loại liệu pháp ánh sáng nào?

Các hình thức trị liệu ánh sáng khác nhau tùy thuộc vào loại phơi sáng và liệu nó có được kết hợp với thuốc hay không.

Tia cực tím B (UVB) có thể được phân phối dưới dạng băng thông rộng UVB (BB-UVB) hoặc UVB hẹp (NB-UVB). Liệu pháp BB-UVB được phát triển trước nhưng NB-UVB hiện nay thường được sử dụng bởi cho hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ hơn. Một lợi ích của UVB hẹp là bệnh nhân được tiếp xúc với một bước sóng ánh sáng cụ thể. UVB thường được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến vừa phải đến nặng.

Đối với những người mắc bệnh vẩy nến nặng hơn, một dạng liệu pháp ánh sáng khác kết hợp tia cực tím A (UVA) với một loại thuốc psoralen (methoxsalen). Trong liệu pháp phối hợp này, được gọi là PUVA, bệnh nhân dùng thuốc ngay trước khi điều trị bằng ánh sáng để tăng hiệu ứng của ánh sáng lên hệ miễn dịch.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2013 trên tạp chí American Journal of Clinical Dermatology cho thấy, liệu pháp PUVA hiệu quả nhất ở người lớn bị bệnh vẩy nến mảng bám vừa đến nặng. Theo nghiên cứu, từ 60% - 75% bệnh nhân điều trị vẩy nến bằng liệu pháp ánh sáng cải thiện được ít nhất 75% tình trạng da của họ.

Cần bao nhiêu buổi trị liệu ánh sáng?

Một trong những chìa khóa và thách thức đối với liệu pháp ánh sáng là nó phải được thực hiện một cách nhất quán, cho dù đó là ở phòng khám hay tại nhà.

Các nghiên cứu, trong đó có một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Journal of Dermatology đã gợi ý rằng, việc sử dụng một thiết bị được gọi là laser excimer để điều trị liệu pháp ánh sáng có thể giảm tổn thương da do vẩy nến. Điều trị bằng laser cung cấp tia sáng cực tím được nhắm mục tiêu cao đến các vùng da bị ảnh hưởng. Do đó, hãy cẩn thận khi áp dụng liều cao hơn bởi nó có thể  ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.

Tác dụng phụ của liệu pháp ánh sáng là gì?

So với các lựa chọn điều trị khác, liệu pháp ánh sáng có ít rủi ro và tác dụng  phụ hơn. “Hầu hết mọi người không bị tác dụng phụ khi họ được điều trị bằng liệu pháp chiếu sáng”, Shari Lipner, MD, tiến sĩ, phó giáo sư da liễu tại Weill Cornell Medicine, thành phố New York, cho biết. "Tác dụng phụ thường gặp nhất là phản ứng cháy nắng nhẹ và điều này có nhiều khả năng xảy ra nếu người đó đang dùng loại thuốc gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời”.

Liệu pháp PUVA kể trên có thể có nhiều tác dụng phụ như nguy cơ ung thư da cao, bỏng nặng và buồn nôn.

Các thông tin trên có thể đưa ra nhận định rằng, điều trị vẩy nến bằng liệu pháp ánh sáng là phương pháp khá an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, cách trị vẩy nến này có thể gây ra một số tác dụng phụ cũng như chi phí khá tốn kém.