Vảy nến là bệnh tự miễn, tái phát nhiều lần trong đời. Hiện nay có nhiều cách giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, trong đó, điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là phương pháp mới và được nhiều người đón nhận. Vậy, cách điều trị này như thế nào và cần chú ý gì để tránh những biến chứng ngoài mong muốn? Tìm hiểu ngay!

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh tự miễn mạn tính, hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh sẽ tái phát nhiều lần trong đời nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng các phương pháp như thay đổi lối sống, dùng thuốc, quang hóa trị liệu thì sẽ kiểm soát, quản lý các triệu chứng vảy nến và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

- Biện pháp thay đổi lối sống như: Tăng cường vận động, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và hạn chế các thực phẩm như mỡ động vật, đồ chiên rán, thịt đỏ,…

- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc bôi, uống hoặc tiêm có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch,… nên giúp cải thiện triệu chứng vảy nến nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ rất nghiêm trọng.

- Quang hóa trị liệu: Sử dụng ánh sáng chiếu lên tổn thương vảy nến, từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Tìm hiểu về phương pháp này trong phần dưới đây.

Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là gì?

Tiếp xúc da với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng tia UV nhân tạo giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh vảy nến. Phương pháp điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu, bao gồm:

- Ánh sáng cực tím B (UVB)

UVB thâm nhập vào da và làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến. Có hai loại điều trị UVB là dải rộng và dải hẹp. Sự khác biệt chính giữa chúng là các bóng đèn UVB hẹp phát ra ánh sáng cực tím có phạm vi nhỏ hơn.

Trong thời gian điều trị UVB, tình trạng bệnh vảy nến của bạn có thể xấu đi tạm thời trước khi được cải thiện. Da có thể bị đỏ và ngứa khi tiếp xúc với ánh sáng UVB. Do vậy, khi thấy tình trạng này, lượng UVB cần phải giảm xuống. UVB có thể được kết hợp với các thuốc bôi và/hoặc các loại thuốc uống, tiêm để tăng cường hiệu quả.

tri-vay-nen-bang-quang-tri-lieu.webp

Trị vảy nến bằng quang trị liệu 

- Psoralen + UVA (PUVA)

Tia UVA không hiệu quả bằng tia UVB khi điều trị vảy nến trừ khi nó kết hợp với một loại thuốc nhạy cảm ánh sáng psoralen (bôi hoặc uống). Quá trình này được gọi là PUVA giúp làm chậm sự tăng trưởng tế bào da quá mức và cải thiện các triệu chứng vảy nến. PUVA hiệu quả nhất cho bệnh vảy nến thể mảng, thể giọt, vảy nến lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tác dụng phụ ngắn hạn phổ biến nhất của PUVA là buồn nôn, ngứa và đỏ da.

- Sử dụng ánh sáng mặt trời

Mặc dù cả tia UVB và tia cực tím A (UVA) được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời, nhưng tia UVB tốt hơn cho làn da bị vảy nến. UVB từ mặt trời hoạt động theo cách tương tự như UVB trong phương pháp quang trị liệu.

Bạn nên bắt đầu với tắm nắng 5 - 10 phút/ngày, sau đó tăng dần lên 30 phút. Để tận dụng tối đa hiệu quả từ ánh nắng mặt trời, tất cả khu vực da bị vảy nến phải được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hãy nhớ thoa kem chống nắng lên các vùng da lành để tránh ung thư da.