Giữa tâm dịch corona, mọi người đều lo lắng vì khả năng lây lan nhanh chóng và đặc biệt, nguy cơ gặp phải cao hơn ở bệnh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch. Do đó, người bị vảy nến cũng không nằm ngoài danh sách này. Mời bạn tham khảo ngay thông tin sau đây để biết được những phương pháp phòng ngừa, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus corona khi mắc bệnh vảy nến!
Vảy nến là bệnh gì?
Vảy nến là bệnh da mạn tính, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Theo thống kê, trên toàn thế giới có khoảng 2-3% dân số mắc phải bệnh lý này, thường trong độ tuổi từ 10-50, nam và nữ có tỷ lệ tương đương.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng nhưng nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch là tác nhân hàng đầu khiến bệnh vảy nến bùng phát.
Vì sao người bị vảy nến có nguy cơ cao nhiễm virus corona?
Corona là chủng virus thuộc phân họ Coronavirinae, được phát hiện vào những năm 1960. Tuy nhiên, loại gây bệnh trong năm 2019 là chủng mới, chưa được phát hiện trước đó. Virus này được xác định có nguồn gốc từ động vật, phát hiện từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật hoang dã ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chúng có khả năng lây nhiễm từ người sang người, thông qua tiếp xúc với giọt bắn, dịch tiết từ nguồn bệnh (khi ho, hắt hơi). Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố, bệnh viêm phổi cấp do virus corona (nCoV) là tình trạng khẩn cấp mang tính toàn cầu. Tổng số người dương tính với bệnh hiện nay đã vượt qua rất nhiều so với con số của toàn đại dịch SARS năm 2002 - 2003 và đang không ngừng gia tăng (ước tính có hơn 1000 ca mắc mới trên toàn cầu mỗi ngày). Điều này cho thấy khả năng lây lan và mức độ đáng báo động của bệnh lý trên. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra rằng, đối tượng dễ nhiễm bệnh là người trong độ tuổi từ 35 - 60, đã tiếp xúc với nguồn bệnh, đồng thời có khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao với những trường hợp sức đề kháng suy giảm, hoặc sẵn bệnh nền mạn tính.
Theo phân tích ở trên, người bị vảy nến cũng là một trong những đối tượng nguy cơ. Bởi bình thường, hệ miễn dịch như một “hàng rào chắn” giúp ngăn chặn những tác nhân có hại. Khi chúng suy yếu cũng đồng nghĩa với khả năng bảo vệ cơ thể giảm sút nghiêm trọng, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus - trong đó có nCoV. Hơn nữa, tình trạng này cũng khiến cho hệ miễn dịch nhận diện nhầm các tế bào biểu bì trên cơ thể và tấn công chúng, khiến những tế bào trên chết đi nhanh chóng và gây tổn thương trên da.
Như vậy, suy giảm miễn dịch không chỉ làm gia tăng khả năng bùng phát vảy nến mà còn khiến bạn có nguy cơ nhiễm phải những bệnh lý khác, trong đó có viêm phổi cấp do nCoV.
Phương pháp phòng ngừa, tăng cường sức đề kháng cho người bị vảy nến trong đại dịch nCoV
Cho đến thời điểm này, chưa có một loại vaccin nào có thể phòng bệnh từ virus corona. Bởi vậy, việc tăng cường miễn dịch giúp loại bỏ nguy cơ mắc bệnh là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn hãy tham khảo và áp dụng ngay những lời khuyên sau đây:
Rửa tay thường xuyên
Các giọt bắn chứa virus có thể lơ lửng trong không khí hoặc dính vào các vật dụng xung quanh người chứa nguồn bệnh. Việc rửa tay sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm nCoV khi không may tiếp xúc vào những đồ vật này.
Đeo khẩu trang
Đây là cách giúp bạn hạn chế việc vô tình hít phải các giọt bắn khi bị hắt hơi, hoặc ho gần mặt. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang đúng cách mới phát huy được khả năng này, cụ thể: Chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Khi đã mang khẩu trang, tuyệt đối không sờ tay vào, khi tháo chỉ được cầm vào quai đeo, không được cầm vào phần bên ngoài. Chú ý rửa tay ngay sau khi bỏ khẩu trang.
Sử dụng tỏi
Phương pháp dân gian này cho thấy hiệu quả rõ rệt bởi tỏi được nghiền nhỏ chứa allicin - kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm nhiễm hữu hiệu và thậm chí là chống ung thư. Bạn nên ăn tỏi tươi là tốt nhất, hãy cắt tỏi thành lát hoặc giã dập và thêm vào thực phẩm sau khi nấu chín. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm rượu tỏi hoặc pha nước cốt tỏi uống hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng 1 - 2 tép tỏi mỗi ngày để tránh đầy trướng bụng.
Uống nhiều nước
Uống nước sẽ giúp đào thải các chất độc và làm quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra tốt hơn, từ đó tăng cường sức khỏe toàn diện và đặc biệt là khả năng miễn dịch. Bạn nên cố gắng uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày là tốt nhất.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ được coi là “liều thuốc” hồi phục cơ thể sau một ngày dài lao động, học tập và đặc biệt là khi cơ thể suy nhược. Do đó, việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch có khả năng thiết lập lại và tăng cường chức năng, giúp chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh.
Tránh chấn thương
Da bị trầy xước có thể khiến phản ứng viêm trong bệnh vảy nến diễn ra mạnh mẽ hơn, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát, trong đó có bệnh viêm phổi cấp do nCoV.