Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến

Vẩy nến (vảy nến) là bệnh tự miễn mạn tính thường ảnh hưởng đến da. Hiện nay, thế giới ghi nhận 125 triệu người, trong đó có 2,5 triệu người bị vẩy nến. Bệnh ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng thường tập trung ở những người trong độ tuổi từ 15 – 35.

Bệnh vẩy nến có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là vẩy nến thể mảng (vẩy nến mảng bám). Khoảng 80% người mắc vẩy nến bị loại này. Dấu hiệu nhận biết vẩy nến thể mảng là da có các tổn thương màu đỏ, sưng viêm và thấy vẩy trắng bao phủ. Chúng thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu.

Ngoài ra, vẩy nến còn có nhiều thể khác như: Vẩy nến thể giọt với các chấm tổn thương như hình giọt nước ở cánh tay, hoặc lưng, bụng; Vẩy nến đảo ngược gây ra những tổn thương đỏ tươi, mịn và không có vẩy tại nách, háng hoặc các nếp gấp da; Vẩy nến thể mủ (vẩy nến mụn mủ) gây ra các đám mụn có mủ trắng và đau rát; Vẩy nến đỏ da toàn thân khiến da toàn thân bị đỏ rộp và có vẩy trắng bao phủ; Viêm khớp vẩy nến khiến khớp bị đau, sưng viêm và tấy đỏ; Vẩy nến thể móng khiến móng bị đổi màu, sần sùi và biến dạng.

benh-vay-nen-anh-huong-den-da.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Bị bệnh vẩy nến kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc tiến triển bệnh vẩy nến. Ghi nhận trên nhiều người bệnh cho thấy rằng, bệnh vẩy nến đã trở nên trầm trọng hơn khi họ tiêu thụ một số loại thực phẩm sau đây:

1. Phô mai

Các sản phẩm sữa chứa nhiều chất béo như pho mát có thể dẫn đến viêm và làm nặng thêm những triệu chứng vẩy nến. Do đó, người bị vẩy nến nên sử dụng các loại phô mai ít chất béo hoặc thay thế phô mai bằng những thực phẩm khác.

2. Sữa nguyên chất

Giống như ung thư hoặc bệnh tim, bệnh vẩy nến là tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể. Vì chất béo là một mô viêm, các nhà nghiên cứu tin rằng, duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giảm viêm và từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Do đó, bạn nên giảm việc tiêu thụ các loại thực phẩm này.

3. Thực phẩm chế biến

Thực phẩm chế biến cũng đã được chứng minh làm tăng tình trạng viêm do hàm lượng chất béo và lượng đường dư thừa. Chế độ ăn uống lành mạnh là nên hạn chế các loại thực phẩm này và bổ sung nhiều trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ đường quá mức cũng có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và làm tăng cholesterol.

4. Thịt đỏ

Thịt đỏ là thực phẩm làm tăng tình trạng viêm. Thay vì thịt đỏ, người bị vẩy nến hãy chọn thịt nạc, chẳng hạn như thịt gia cầm (không có da) và cá. Đối với một số người, ăn thực phẩm chứa chất béo omega-3 trong một số loại cá như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu và cá cơm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến.

5. Thực phẩm có chứa Gluten

Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch cũng làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh ở một số người mắc vẩy nến.

6. Rượu

Sử dụng rượu có thể tàn phá một số cơ quan, gây nên nhiều bệnh, bao gồm bệnh gan và tim. Các chuyên gia cũng đánh giá, thức uống này cũng đã góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vẩy nến. Ngoài ra, nó cũng làm giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc điều trị vẩy nến. Do đó, hãy hạn chế hoặc bỏ rượu, bia để ngăn ngừa các đợt bệnh tái phát.

ruou-bia-va-benh-vay-nen.jpg

Người bệnh vảy nến kiêng uống bia rượu 

7. Cà phê

Caffeine cũng có thể dẫn đến viêm, vì vậy người bị vẩy nến nên tránh đồ uống có chứa lượng caffeine cao, chẳng hạn như cà phê, trà và nước ngọt. Bạn cũng nên hạn chế sôcôla và nước tăng lực bởi chúng thường chứa caffeine.

Người bị vẩy nến nên ăn gì?

Bên cạnh việc nên kiêng một số thực phẩm thì cũng có những thực phẩm mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng da này. Một số loại thực phẩm mà người bị vẩy nến nên bổ sung bao gồm:

Các loại cá và hải sản

Các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá trích,… giúp giảm viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các loại hải sản cũng rất giàu kẽm nên tốt cho làn da.

Rau xanh

Các loại rau như cà rốt và bí đao rất có lợi cho người bị vẩy nến nhờ tác dụng chống viêm. Ngoài ra, một số loại rau như khoai lang, bông cải xanh, rau bina và cải xoăn cũng được khuyên nên bổ sung khi bị vẩy nến.

Ngũ cốc nguyên hạt

Cũng giống như các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc  chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm và có nhiều chất xơ, điều đó giúp giảm viêm và kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.

Các loại hạt và quả bơ

Các loại hạt và bơ rất giàu chất béo tốt nên bạn có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh vẩy nến hiệu quả.

Quả việt quất

Quả việt quất là một thực phẩm đáng rất tốt cho người bị bệnh vẩy nến. Chúng giàu vitamin C, mangan, chất xơ và chúng cũng có lợi ích chống viêm.