Vảy nến da đầu khá phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mắc. Bệnh có thể khởi phát ở da đầu, sau đó lan rộng ra toàn thân. Nhiều người thắc mắc, bị vảy nến da đầu nên gội gì, điều trị ra sao cho hiệu quả? Dưới đây là những thông tin giải đáp cho bạn.

Vảy nến da đầu là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Vảy nến da đầu là tình trạng phổ biến. Bệnh có thể chỉ gây ra một vài đốm tổn thương nhỏ hoặc lan rộng ra trán, tai, gáy với các dấu hiệu như: Da đầu xuất hiện nhiều tổn thương màu đỏ, sưng, viêm; Trên tổn thương có lớp vảy trắng; Da đầu khô, có thể nứt nẻ, chảy máu; Tình trạng rụng tóc có thể xảy ra, nhưng nguyên nhân không phải do vảy nến mà vì người bệnh gãi, chà xát,…

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, nó có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch. Thông thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh bằng cách phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, khi bị vảy nến, hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công các tế bào biểu bì da, gây tăng sinh mạnh mẽ tế bào da. Những tế bào da chết được đẩy lên bề mặt và tích tụ nhưng không thể rơi ra ngoài cơ thể, tạo thành tổn thương sưng viêm, bong vảy.

- Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình.
  • Stress kéo dài.
  • Uống rượu, bia quá nhiều.
  • Hút thuốc lá.
  • Chấn thương da.
  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị.
  • Da bị cháy nắng.
  • Đã từng bị nhiễm khuẩn.

nguyen-nhan-gay-benh-vay-nen-noi-chung.jpg

Nguyên nhân gây vảy nến nói chung

Bị vảy nến da đầu nên gội gì?

Khi bị vảy nến da đầu, bạn nên đến các chuyên khoa da liễu để được khám và chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, cách chăm sóc vùng da đầu bị vảy nến tại nhà cũng cần được quan tâm. Vậy bị vảy nến da đầu nên gội gì? Lời khuyên là bạn nên áp dụng các loại dầu gội đầu chuyên biệt cho tình trạng vảy nến như:

1. Dầu gội chứa Than Tar

Đây là loại dầu gội dành cho người mắc vảy nến phổ biến nhất hiện nay. Dầu gội này có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào da do bệnh vảy nến, từ đó giúp giảm vảy và cải thiện tình trạng vảy nến da đầu hiệu quả. Ngoài ra, loại dầu gội này còn làm dịu sự kích ứng và giãn nở của da đầu bị vảy nến, từ đó giảm ngứa, giảm tróc vảy ở da đầu.

Mặc dù dầu gội chứa Than Tar cho phép dùng cho người bị vảy nến da đầu nhưng vì hàm lượng than đá rất cao nên không được dùng nhiều vì có thể gây ung thư da.

2. Dầu gội Axit salicylic

Dầu gội chứa axit salicylic là loại dầu gội thuốc được dùng trong điều trị bệnh vảy nến. Thành phần axit salicylic là một hoạt chất dùng nhiều trong điều trị mụn trứng cá, trị viêm da. Tác dụng của axit salicylic làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến da đầu, giúp bong tróc sừng ngoài da, giảm đau, làm sạch da đầu.

3. Dầu gội Keratolytic

Giống như axit salicylic, dầu gội đầu Keratolytic có chứa các thành phần tẩy da chết giúp làm sạch da đầu. Loại dầu gội này thích hợp với những trường hợp bị vảy nến da đầu nặng.

4. Dầu gội thảo dược

Ngoài việc dùng các dầu gội đầu trị bệnh vảy nến da đầu như đã nêu trên thì người mắc cũng có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để gội nhằm  loại bỏ bệnh vảy nến. Cụ thể:

- Dầu dừa và tinh dầu sả: 2 tinh chất này có tác dụng làm mềm tóc và tăng độ ẩm cho da đầu, do đó nó giúp giảm triệu chứng vảy nến da đầu hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên gội 2 lần/tuần để đạt kết quả cao.

Bạn làm như sau: Trộn đều 1 chén dầu dừa và 2 - 3 giọt dầu sả với nhau. Gội tóc cho ướt và bôi hỗn hợp này lên, sau 10 phút thì gội lại với nước cho sạch.

- Giấm táo và tinh dầu sả: Giấm táo có tác dụng tăng độ ẩm trên da nên bạn cũng có thể sử dụng làm dầu gội trị vảy nến da đầu. Cách làm: Lấy 1 chén nước lọc cho vào 1 muỗng canh giấm táo kèm theo 2 - 3 giọt tinh dầu sả. Làm ướt tóc rồi bôi hỗn hợp này lên đầu. Sau 10 phút thì gội sạch với nước. Với loại dầu gội này, bạn cũng nên làm 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt.

- Bồ kết: Lấy 3 - 5 quả bồ kết, đem nướng cho thơm vàng rồi cho vào 1 chậu nhỏ nước ấm, sau 5 phút lọc bã chắt lấy nước để gội đầu. Gội xong, xả lại với nước lạnh. Thực hiện liên tục 3 lần/tuần sẽ giúp làm sạch da đầu một cách tự nhiên, an toàn.

Cách điều trị vảy nến hiệu quả

Để quản lý tốt triệu chứng vảy nến da đầu, người mắc cần kết hợp nhiều phương pháp và thực hiện tốt các điều sau:

Có lối sống khoa học, lành mạnh:

Người bị vảy nến cần:

- Quản lý tốt stress, căng thẳng;

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, tránh hút thuốc lá;

- Bảo vệ da khỏi chấn thương, trầy xước;

- Thực hiện chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3 như các loại cá biển, vừng đen,…; Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ,…;

- Dưỡng ẩm da bằng các loại kem, thảo dược như lô hội, dầu dừa,…;

- Tắm nước ấm hoặc mát, tránh nước nóng.

Điều trị vảy nến tại chỗ

Điều trị vảy nến tại chỗ là sử dụng các loại thuốc dạng bôi, gel, kem trực tiếp lên tổn thương da đầu. Những thuốc này thường có tác dụng chống viêm, dưỡng da, giúp bong sừng bạt vảy, từ đó giảm triệu chứng bệnh vảy nến da đầu.

Điều trị vảy nến bằng thuốc toàn thân

Thuốc hệ thống hay thuốc toàn thân được sử dụng trong trường hợp vảy nến nặng hoặc có tổn thương tại da đầu và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Đây là các loại thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng bệnh nhưng tác dụng phụ của chúng khá trầm trọng như: Ảnh hưởng đến thận, dạ dày,…

Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu điều trị vảy nến là phương pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc tia UV chiếu trực tiếp lên tổn thương vảy nến da đầu để cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều tác dụng phụ như gây bỏng da, ung thư da,… nên người bệnh cần thận trọng.