Vảy nến là bệnh mạn tính do sự suy yếu của hệ miễn dịch. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vảy nến có thể khiến người mắc tự ti, mặc cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến tình trạng vảy nến. Vậy, người bị bệnh vảy nến không nên ăn gì và nên ăn gì để cải thiện bệnh nhanh, tránh gây biến chứng nghiêm trọng? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây!

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là tình trạng viêm da mạn tính do tự miễn. Bệnh ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Việt Nam hiện có 2,5 triệu người bị vảy nến. Triệu chứng bệnh vảy nến đặc trưng là da xuất hiện các tổn thương đỏ, sưng, viêm và có vảy trắng trên bề mặt. Vảy nến có thể ảnh hưởng đến móng và khớp.

hinh-anh-vay-nen-toan-than.jpg

Hình ảnh người bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Rất nhiều người thắc mắc: Bệnh vảy nến có chữa được không. Đến nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, người mắc có thể áp dụng nhiều phương pháp để cải thiện, kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bệnh vảy nến không nên ăn gì?

Chưa có nghiên cứu chính xác nào khẳng định, chế độ ăn uống có thể làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến, nhưng nhiều người báo cáo rằng, một số thực phẩm dưới đây có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng vảy nến của họ:

- Rượu: Rượu làm giãn mạch máu trong da. Những người uống rượu thường xuyên thấy các triệu chứng bệnh vảy nến xấu đi khi họ uống rượu.

- Đồ ăn vặt: Những loại thực phẩm này thường được đóng gói và chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, tinh bột tinh chế và đường. Tất cả những thứ này có thể gây viêm. 

- Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa chất béo axit arachidonic có thể làm cho các triệu chứng bệnh vảy nến xấu đi. Thịt chế biến như xúc xích và thịt xông khói cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến.

- Sản phẩm từ sữa: Chúng cũng chứa axit arachidonic và casein protein làm tăng tình trạng viêm. Lòng đỏ trứng cũng có nhiều axit arachidonic, do đó, bạn nên loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của mình.

- Một số người bị vảy nến báo cáo rằng, ớt, cà tím, khoai tây trắng và cà chua làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến của họ. Tất cả đều chứa solanine, một hợp chất hóa học có thể gây đau ở một số người.

- Trái cây có múi: Bưởi, chanh, cam có thể khiến các triệu chứng bệnh vảy nến ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy thử loại bỏ những trái cây này ra khỏi chế độ ăn uống và xem nó có giúp cải thiện làn da của bạn hay không.

- Gluten: Đây là một loại protein có trong ngũ cốc bao gồm lúa mạch đen và lúa mì. Các nhà nghiên cứu ở châu Âu báo cáo rằng, nhiều người nhận thấy triệu chứng bệnh vảy nến cải thiện rõ rệt sau họ họ loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống.

- Gia vị: Một số người bị bệnh vảy nến đã báo cáo rằng, họ nhận thấy các triệu chứng vảy nến trở nên nghiêm trọng khi sử dụng một số loại gia vị như cà ri, quế, giấm, ớt bột, sốt cà chua,... Chính vì vậy, bạn nên cẩn trọng hơn khi thêm các loại gia vị này vào món ăn.

Thức ăn dành cho người bị vảy nến

Bên cạnh việc hạn chế hoặc loại bỏ các loại thực phẩm ở trên, người bị vảy nến nên bổ sung các thực phẩm sau:

Trà xanh

Trà chứa catechin - chất chống oxy hóa mạnh mẽ được biết đến với các đặc tính chống viêm và chống ung thư. Do đó, bạn có thể uống nước lá trà xanh để tăng cường giảm viêm, cải thiện vảy nến.

Trái bơ

Quả bơ cung cấp chất béo có lợi cho sức khỏe. Bơ có 20 loại vitamin và khoáng chất khác nhau và đặc biệt giàu kali, lutein, beta-carotene, vitamin C, E và K.

Các loại rau xanh

Rau xanh như cải xoăn, rau bina, rau cải Thụy Sĩ, rau cải xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Các loại cá béo

Các chất béo lành mạnh trong cá hồi, cá trích tốt cho sức khỏe tim mạch. Nó cũng cung cấp omega-3 giúp chống viêm hiệu quả.

Ăn nhiều gừng

Gừng có nhiều chất chống oxy hóa và chứa ít nhất 14 hợp chất hoạt tính sinh học lành mạnh, tăng cường khả năng chống viêm của nó.

Bổ sung các loại hạt

Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân,… rất tốt cho người bị vảy nến.

Người bị bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không?

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định người bị vảy nến không được ăn thịt gà. Điều này phải tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Bạn cần chú ý xem sau khi ăn thịt gà, tình trạng vảy nến có bị trầm trọng hơn không. Nếu có, bạn nên kiêng ăn thịt gà. Nếu không, bạn hoàn toàn ăn được thịt gà mà không cần quá lo lắng.