Vảy nến mủ là thể nghiêm trọng của bệnh vảy nến gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, bội nhiễm, thậm chí đe dọa tính mạng. Để ngăn ngừa tình trạng này, hiện nay, ngày càng có nhiều người tin dùng kem bôi thảo dược. Cụ thể ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến mủ

Vảy nến mủ (vảy nến thể mủ) là thể bệnh khá hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Khi bị vảy nến mủ, trên da sẽ xuất hiện các đốm mụn có đầu mủ trắng trên lớp da màu đỏ. Tùy thuộc vào vị trí của tổn thương, có thể chia bệnh vảy nến mủ thành các loại như sau:

- Vảy nến mủ ở lòng bàn tay, bàn chân: Những mụn này xuất hiện trên các mảng da đỏ, sau đó chuyển sang màu nâu, bong ra và tạo thành một lớp vảy. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong đời và khiến người mắc mệt mỏi, tự ti.

- Vảy nến mủ ở ngón tay, ngón chân: Đây là một dạng vảy nến hiếm gặp, gây ra các mụn mủ ở ngón tay, ngón chân rất đau đớn. Bệnh có thể gây biến dạng móng chân, xương và ngón tay.

- Bệnh vảy nến tổng quát cấp tính bắt đầu với những vùng da đỏ, gây đau đớn. Mụn mủ thường xuất hiện đột ngột và khô sau 2 – 3 ngày. Các đợt tái phát vảy nến có thể xuất hiện không báo trước, khiến người mắc lo lắng, mệt mỏi. Đây là loại vảy nến mủ nguy hiểm với các triệu chứng: Ngứa dữ dội, sốt, nhịp tim nhanh, yếu cơ, thiếu máu, ớn lạnh, mất nước. Người mắc cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như: Rụng tóc, nhiễm khuẩn thứ cấp, tổn thương gan, thậm chí suy tim.

Nguyên nhân gây vảy nến thể mủ

Vảy nến nói chung và vảy nến thể mủ nói riêng là bệnh tự miễn, xảy ra do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch của chúng ta có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bị vảy nến, hệ miễn dịch nhầm lẫn, tấn công các tế bào biểu bì da, khiến tế bào da tăng sinh và chết đi liên tục, chúng tích tụ lại bề mặt da và hình thành những vảy trắng bạc, dễ bong tróc.

Ngoài yếu tố trên thì các nguyên nhân kích hoạt vảy nến mủ bao gồm:

- Đột nhiên ngừng thuốc thuốc bôi điều trị vảy nến.

- Cháy nắng.

- Mang thai.

- Nhiễm trùng.

- Stress kéo dài.

- Tiếp xúc với các loại hóa chất.

- Tổn thương da.

Các biến chứng của vảy nến thể mủ

Như phân tích ở trên, vảy nến thể mủ toàn thân rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mắc. Ngoài ra, nếu vảy nến mụn mủ không được điều trị, da có thể bị nhiễm trùng, gây bội nhiễm, thậm chí nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Việc điều trị thể vảy nến này nhằm mục đích khôi phục chức năng bảo vệ và cân bằng hóa học của da, ngăn ngừa mất nước và ổn định nhiệt độ của cơ thể. Vảy nến mụn mủ này có thể làm phát sinh các biến chứng đe dọa tính mạng. Nếu sự mất cân bằng hóa học xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến tim và thận, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Cách điều trị vảy nến mủ

Vảy nến mủ được đánh giá là lành tính, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc nếu không được điều trị sớm.

Sử dụng thuốc điều trị vảy nến thể mủ tuy có thể giúp cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên khá nguy hiểm, đặc biệt là với người có làn da nhạy cảm. Phương pháp quang hóa trị liệu không được khuyến khích khi bị vảy nến mủ bởi có thể làm tổn thương da, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư da. Để khắc phục tình trạng này, người mắc có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Tắm trong bồn tắm bột yến mạch.

- Sử dụng gel lô hội có thể giúp giảm đỏ và ngứa trong bệnh vảy nến.

- Tắm dung dịch nước muối để giảm ngứa, sưng viêm.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da.