Bệnh vẩy da bao gồm vẩy nến, vẩy phấn trắng, phấn hồng... Những bệnh này gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Vậy, phải làm gì để thoát khỏi tình trạng này? Cùng theo dõi qua bài viết sau:

Một số bệnh vẩy da thường gặp trên cơ thể

Bệnh vẩy da là tên gọi chung của nhóm bệnh có chung triệu chứng là xuất hiện vẩy trên da. Nhóm bệnh này bao gồm: Vẩy nến, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, eczema, á sừng, vẩy cá... Đặc điểm nhận biết chung của những người có bệnh này là da thường có vẩy, bong ra và có thể ngứa ngáy, đau rát.

Ngoài triệu chứng chung ở trên, tùy vào hình dạng, kích thước mà bệnh vẩy da được phân ra và có dấu hiệu nhận biết riêng, cụ thể như sau:

- Bệnh vẩy nến: Khoảng 3% dân số bị bệnh vẩy nến, tương đương là 125 triệu người. Còn ở Việt Nam, hiện có khoảng 2,5 triệu người bệnh vẩy nến. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng: Da bị tổn thương sưng, đỏ, bên trên có vẩy trắng kèm theo ngứa ngáy và đau rát. Bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng thường tập trung ở đầu, khuỷu tay, đầu gối, bộ phận sinh dục, các nếp gấp da (nách, háng, dưới ngực, sau đầu gối...). Tùy vào vị trí và dấu hiệu đặc trưng, vẩy nến được phân thành nhiều thể bệnh khác nhau, cụ thể gồm: Vẩy nến thể mảng bám, thể giọt, mụn mủ, viêm khớp vẩy nến, thể đỏ da toàn thân, thể móng, thể đảo ngược (vẩy nến phát triển tại các nếp gấp da). Nếu không được phát hiện, điều trị phù hợp, vẩy nến có thể biến chứng sang các cơ quan khác.

- Bệnh eczema (còn gọi là bệnh chàm): Đặc trưng của bệnh này là tình trạng viêm, sưng, đau rát, ngứa ngáy. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện các mụn nước, sau đó vỡ ra, gây đau đớn cho người bệnh.

Á sừng (còn gọi là viêm da cơ địa mùa đông): Bệnh thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân với các triệu chứng như da bong tróc, căng tức, nứt nẻ, đau rát và có thể chảy máu. Á sừng xuất hiện chủ yếu vào mùa đông, mùa thu khi trời lạnh, khô.

Vẩy phấn trắng: Bệnh này không phổ biến, với dấu hiệu là da có vẩy trắng nhỏ, khi cạo lớp vẩy này thường có bột như phấn trắng.

Vẩy phấn hồng: Bệnh thường xuất hiện ở ngực, bụng, lưng của người bệnh có dấu hiệu là các đám vẩy màu hồng, hình bầu dục, kèm theo ngứa ngáy.

- Vẩy cá: Bệnh thường xuất hiện với dấu hiệu: Da khô, có các vẩy nhìn như da cá, kèm theo ngứa ngáy.

Nguyên nhân của các bệnh vẩy da

Thông thường, các bệnh vẩy da xuất hiện do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, chúng được gọi là bệnh tự miễn. Ở người bình thường, hệ thống miễn dịch có chức năng phát hiện, tấn công các tế bào, vi khuẩn, virus lạ tấn công cơ thể, nhưng ở người mắc các bệnh tự miễn, do rối loạn, hệ thống miễn dịch nhận nhầm các tế bào của cơ thể là thành phần ngoại lai nên tấn công chúng, dẫn đến các bệnh tự miễn. Tùy vào thời điểm, bệnh có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Một nguyên nhân chủ đạo làm khởi phát các bệnh vẩy da là do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh thì nguy cơ con cái sinh ra bị bệnh rất cao.

Ngoài di truyền, các yếu tố môi trường tác động cũng là nguyên nhân quan trọng làm bùng phát bệnh vẩy da. Một người mang gen bệnh nếu có lối sống khoa học, lành mạnh thì ít có nguy cơ bị bệnh hơn những người sống thiếu khoa học, lười biếng... Một số yếu tố môi trường có thể kể đến:

- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có hơn 4000 chất độc khác nhau, đặc biệt là nicontin. Hút thuốc lá trong thời gian dài làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

- Uống rượu, bia.

- Thời tiết lạnh, khô.

- Nhiễm trùng.

- Chấn thương da.

- Sử dụng một số loại thuốc.

Nói chung, bệnh vẩy da là bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhưng những tổn thương da làm người bệnh tự ti, mặc cảm, thậm chí trầm cảm.

ruou-bia-va-benh-vay-nen.jpg

Rượu bia là nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Phương pháp chữa bệnh vẩy da hiện nay

Việc trị bệnh khỏi vĩnh viễn là điều không thể. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh, cải thiện các triệu chứng nhờ vào các phương pháp hiện nay từ thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc bôi da, quang hóa trị liệu và các sản phẩm thảo dược thiên nhiên.

1. Thuốc bôi ngoài da

Đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân bị vẩy da. Tuy có tác dụng nhanh nhưng nó tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, bệnh nhân cần theo sát sự chỉ dẫn. Khi thay đổi hoặc ngừng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp phải. Có một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân vẩy da: Nhóm kem kháng histamine; Nhóm kem bôi có corticoid (người dùng cần đặc biệt chú ý đến loại thuốc này bởi chúng có tác dụng phụ rất nguy hiểm); Nhóm dưỡng da, giữ ẩm.

2. Thuốc uống

Các thuốc được chỉ định sử dụng là nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Methotrexate, cyclosporine, acitretin, corticoid… Hãy cẩn trọng, theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ khi uống các loại thuốc này bởi chúng có tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm. Bởi vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn rồi ngừng hoặc kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược, an toàn và không tác dụng phụ.

3. Quang hóa trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng để triệt tiêu những tổn thương da do bệnh vẩy da gây nên. Sử dụng ánh sáng UVA, UVB, PUVA, ánh sáng mặt trời là cách để loại bỏ các triệu chứng như vẩy da, ngứa ngáy. Hãy cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này bởi nó có thể làm da nhạy cảm hơn, bỏng hoặc cháy nắng.

4. Vật lý trị liệu

Một số phương pháp như: Tắm bùn, tắm nước nóng, suối khoáng cũng được bệnh nhân áp dụng nhưng hãy cân nhắc, bởi chúng có thể gây kích ứng da hoặc nhiễm trùng.