Da đầu là vị trí được vảy nến “ghé thăm” khá phổ biến so với các biểu hiện như xuất hiện tổn thương da đỏ, có vảy trắng và ngứa ngáy. Nếu không được điều trị sớm, vảy nến da đầu có thể lan ra toàn thân, khiến người mắc tự ti, mặc cảm. Vậy, cách điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả hiện nay là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Vảy nến da đầu là bệnh gì?
Nhiều người nhầm lẫn vảy nến da đầu với nấm da đầu bởi triệu chứng của 2 bệnh lý này có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt rất rõ ràng.
Hiểu một cách đơn giản, vảy nến da đầu là bệnh vảy nến phát triển da đầu. Thông thường, tại vị trí này, vảy nến xuất hiện dưới dạng thể mảng hoặc thể giọt. Hơn 50% người bị vảy nến sẽ khởi phát bệnh lần đầu tiên ở da đầu, sau đó lan ra toàn thân.
Vảy nến là bệnh tự miễn kéo dài, đến nay, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Khoảng 125 triệu người, trong đó có 2,5 triệu người Việt Nam đang sống chung với vảy nến.
Nhận biết dễ dàng các dấu hiệu vảy nến da đầu
Dấu hiệu vảy nến da đầu không khó để nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:
- Da đầu khô
- Xuất hiện các tổn thương nhỏ như giọt nước sưng, đỏ và dày sừng
- Trên các tổn thương có vẩy trắng
- Ngứa ngáy, khó chịu
Vảy nến trên da đầu có thể xuất hiện dưới dạng các tổn thương nhỏ hoặc lan rộng toàn da đầu, tràn ra cả trán, tai và sau gáy. Nhiều trường hợp bị rụng tóc do gãi ngứa. Tuy nhiên, sau khi được điều trị, tóc sẽ mọc lại như bình thường.
Nguyên nhân vảy nến da đầu là gì?
Nguyên nhân vảy nến da đầu cũng tương tự nguyên nhân gây ra các bệnh vảy nến khác, đó là sự suy yếu của hệ miễn dịch.
Thông thường, các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch sẽ có chức năng phát hiện và tiêu diệt những tác nhân ngoại lai (virus, vi khuẩn) xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, chúng nhầm lẫn, nhận diện nhầm và tấn công các tế bào biểu bì da của cơ thể, khiến tế bào da tăng sinh liên tục và chết đi nhanh chóng sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Các tế bào chết sẽ được đẩy dần lên bề mặt nhưng không thể rơi ra ngoài khiến chúng tạo thành các mảng vảy trắng bạc, dày lên kèm theo tình trạng da bị sưng, viêm, đỏ rát và ngứa ngáy.
Ngoài nguyên nhân trên thì các yếu tố nguy cơ kích hoạt vảy nến bùng phát, bao gồm:
- Sử dụng quá nhiều rượu, bia
- Stress kéo dài
- Yếu tố lịch sử gia đình
- Hút thuốc lá
- Chấn thương, trầy xước da
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhịp tim,…
Ảnh hưởng của vảy nến da đầu đến người mắc
Vảy nến da đầu là bệnh khá lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến tâm lý người mắc: Những tổn thương da trên đầu thường khó được giấu kín nên người bị vảy nến da đầu thường tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.
- Bị xã hội xa lánh: Mặc dù vảy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng không phải ai cũng biết điều này. Nhiều người sợ vảy nến lây nên xa lánh, không giao tiếp, khiến người mắc rơi vào trạng thái trầm cảm, sống khép kín.
- Ngoài ra, nếu vảy nến da đầu không được điều trị sớm sẽ lan rộng ra toàn thân và dẫn đến nhiều biến chứng như ảnh hưởng đến gan, bệnh tiểu đường, xương khớp,…
Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Điều trị bệnh vảy nến da đầu càng sớm bao nhiêu thì người mắc sẽ giảm được nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm bấy nhiêu. Sử dụng thuốc tây sẽ giúp giảm triệu chứng nhanh nhưng thường có nhiều tác dụng phụ, khiến bệnh trở nặng hơn. Chính vì vậy, để chữa bệnh vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả, người bị vảy nến có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các sản phẩm thảo dược thiên nhiên.
Chữa vảy nến da đầu bằng cách gội đầu lá thuốc
Trong dân gian, ông cha ta vẫn lưu truyền nhiều bài thuốc từ các loại lá cây như bài thuốc từ lá trầu không, lá lốt, cây muồng trâu, trà xanh,…