Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh tự miễn, xảy ra do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện đầu tiên trên da, nếu không được điều trị sớm, vảy nến có thể ảnh hưởng đến móng, xương khớp và các cơ quan khác trong cơ thể.
Vảy nến có các dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Da xuất hiện tổn thương đỏ, sưng, viêm.
- Trên những tổn thương da có vảy trắng hoặc bạc bao phủ.
- Ngứa ngáy.
- Da bị khô và có thể nứt nẻ, chảy máu.
Nếu không có cách chữa bệnh vảy nến kịp thời, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Nhiều người vẫn luôn có thắc mắc bệnh vảy nến có chữa được không? Đến nay, vẫn chưa có cách chữa bệnh vảy nến khỏi hoàn toàn, nhưng người mắc có thể lựa chọn nhiều phương pháp giúp kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian ổn định bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp bao gồm:
- Thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học.
- Sử dụng thuốc tây dạng uống, tiêm hoặc bôi.
- Quang hóa trị liệu.
Khi bị bệnh vảy nến nói riêng và các bệnh tự miễn nói chung, bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà phải đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn cách chữa bệnh vảy nến và hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa bệnh vảy nến theo phương pháp truyền thống là gì?
Hiện nay, các cách chữa bệnh vảy nến chủ yếu nhắm tới mục tiêu cải thiện các triệu chứng viêm, bong tróc da, ngứa ngáy do vảy nến; Kéo dài thời gian ổn định bệnh; Chặn đứng các biến chứng vảy nến. Dưới đây là một số phương pháp thường được người bị vảy nến sử dụng:
Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà
Đây là phương pháp thay đổi lối sống và áp dụng các phương pháp dân gian. Một số cách bạn có thể làm tại nhà để cải thiện tình trạng vảy nến bao gồm:
- Quản lý tốt stress, căng thẳng: Bạn có thể áp dụng nhiều cách như thiền, đọc sách, xem phim hài, vẽ tranh, viết nhật ký, nghe nhạc… để kiểm soát stress hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, tránh hút thuốc lá.
- Bảo vệ da khỏi chấn thương, trầy xước
- Cách chữa bệnh vảy nến nhờ thay đổi chế độ dinh dưỡng: Thực hiện chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3 như các loại cá biển, vừng đen,…; Hạn chế sử dụng thực phẩm như đường, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
- Dưỡng ẩm da bằng các loại kem, thảo dược như lô hội, dầu dừa,… là cách chữa bệnh vảy nến hiệu quả.
- Tắm nước ấm hoặc mát trong bồn tắm chứa muối Epsom hoặc bột yến mạch,…
- Sử dụng bài thuốc từ các loại cây cỏ trong vườn như tắm nước lá trầu không, lá lốt, trà xanh,…
Cách chữa bệnh vảy nến tại chỗ
Điều trị vảy nến tại chỗ là phương pháp áp dụng thuốc bôi hoặc kem dưỡng ẩm lên trực tiếp tổn thương da. Các thuốc này thường có tác dụng chống viêm, dưỡng da, giúp bong sừng bạt vảy, làm mềm mịn da. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bôi, người dùng nên tham khảo ý kiến chuyên gia, bởi với cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc bôi này, có một số chế phẩm không được bôi lên da mặt để tránh nguy cơ làm mỏng da, teo da, giãn mạch máu, loãng xương,…
Cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc toàn thân
Thuốc hệ thống hoặc thuốc toàn thân có thể là dạng uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Đây là các thuốc chống viêm, thuốc ức chế hệ miễn dịch nên giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cách chữa bệnh vảy nến bằng các chế phẩm trên cũng có độc tính rất mạnh nếu dùng sai cách, như gây loãng xương, ảnh hưởng đến thận, dạ dày,… Do đó, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia với cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc toàn thân này.
Cách chữa bệnh vảy nến bằng quang hóa trị liệu
Quang hóa trị liệu là cách chữa bệnh vảy nến sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc tia UV để cải thiện các triệu chứng bệnh. Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả và khá an toàn, tuy nhiên, người dùng vẫn có nguy cơ bị bỏng, ung thư da cộng với chi phí điều trị tốn kém.