Vẩy nến toàn thân là thể nặng nhất của bệnh vẩy nến, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy người bị vẩy nến toàn thân phải làm gì để ngăn ngừa những biến chứng này? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến toàn thân
Vẩy nến toàn thân (vẩy nến đỏ da toàn thân) là bệnh tiến triển từ vẩy nến thể giọt hoặc biến chứng viêm nhiễm nặng của các thể vẩy nến nhẹ do bệnh nhân không được điều trị đúng cách. Đặc biệt, bệnh này còn hình thành do lạm dụng các thuốc kháng sinh chứa corticoid trong thời gian dài hoặc kích ứng với điều kiện thời tiết, sử dụng quá nhiều rượu bia,…
Ngoài ra, vẩy nến thể đỏ da toàn thân còn liên quan đến một số bệnh lý khác như: Hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch,…
Triệu chứng của bệnh vẩy nến thể đỏ da toàn thân được biểu hiện như sau:
- Da bệnh nhân căng đỏ, khô kèm theo vẩy trắng, nhiều vùng chảy nước toàn thân đỏ ửng, có khi chảy máu tiết dịch, làm người mắc vô cùng đau đớn, khó chịu.
- Rối loạn thân nhiệt, có thể mắc chứng viêm phổi cấp tính hoặc suy tim, xung huyết,…
- Nhiều trường hợp bệnh còn gây viêm nhiễm ảnh hưởng tới xương khớp gây viêm xương khớp vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người mắc.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến toàn thân
Thực tế, vẩy nến toàn thân là thể bệnh ít phổ biến nhất trong các loại vẩy nến nhưng lại gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Bệnh tác động đến hầu hết cơ thể của người mắc và gây ra tình trạng bỏng rát da trên diện rộng.
Biến chứng của bệnh bao gồm:
- Người mắc dễ rơi vào tình trạng mất protein hoặc mất nước, khiến bệnh tiến triển nặng.
- Tình trạng sưng quá mức do cơ thể giữ nước.
- Nhiễm trùng nghiêm trọng bao gồm viêm phổi và nhiễm trùng huyết.
- Suy tim sung huyết.
Biến chứng do dùng thuốc:
Thực tế, các loại thuốc điều trị vẩy nến toàn thân có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu dùng quá liều, thuốc có thể gây biến chứng như:
- Biến chứng trên da gây teo da.
- Biến chứng lên thận gây suy thận, viêm cầu thận.
- Biến chứng lên gan gây suy gan, xơ gan.
- Gây dị tật cho thai nhi nếu người mẹ sử dụng thuốc khi mang thai.
Những lưu ý giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh vẩy nến toàn thân
Vẩy nến da đỏ toàn thân gây ra không ít khó khăn cho người mắc trong vấn đề sinh hoạt. Các chuyên gia khuyên rằng, xây dựng thói quen sinh hoạt đúng cách và sống lạc quan sẽ giúp đẩy lùi, kiểm soát tốt và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh. Cụ thể:
– Giữ gìn vệ sinh cơ thể đúng cách: Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp. Trong thời kỳ vẩy nến bùng phát, tốt hơn hết, bạn không nên sử dụng mỹ phẩm hoặc sữa tắm tổng hợp, tránh làm cho da dễ kích ứng hơn.
– Hạn chế cào gãi, cọ xát mạnh vì nó rất dễ làm cho da bị tổn thương sâu. Hơn thế nữa, trong quá trình chà xát sẽ giúp vi khuẩn tiếp cận da nhanh hơn và điều này hoàn toàn không có lợi đối với làn da.
– Nói không với các hóa chất độc hại trong thời kỳ vẩy nến bùng phát. Đặc biệt là các mỹ phẩm, nước rửa chén, dầu gội có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng.
– Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho tình trạng da bằng cách uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh, trái cây và hạn chế các loại bia, rượu, chất kích thích, cà phê, thuốc lá,…
– Cân bằng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý. Tinh thần thoải mái, thư giãn sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn so với tâm lý căng thẳng kéo dài.
– Thường xuyên vận động cơ thể bằng thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch.
Làm sao để vẩy nến toàn thân không gây biến chứng nguy hiểm?
Vẩy nến toàn thân rất nguy hiểm bởi diễn biến nhanh và trầm trọng. Vì vậy, người mắc cần có biện pháp điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị vẩy nến toàn thân bao gồm:
Sử dụng thuốc
Bạn có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc, kem bôi để dưỡng ẩm da; Thuốc ức chế miễn dịch nhằm cải thiện triệu chứng bệnh. Người mắc cũng có thể được kê đơn thuốc giảm đau hoặc chống ngứa để làm dịu ngứa da, thuốc chống rối loạn lo âu hoặc mất ngủ do bệnh gây ra. Ngoài ra, nếu tình trạng trầm trọng, bạn có thể được truyền tĩnh mạch để tránh những tác động nguy hiểm đến tính mạng do mất nước.
Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị vẩy nến thể đỏ da toàn thân như: Thuốc kháng sinh, interferon, interleukin, corticoid cyclosporin,… Kết hợp cùng các loại thuốc uống với một số loại thuốc dùng ngoài da chống viêm sưng như: Kem có salicylic, goudron, corticoid,…
Hầu như các loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến thể đỏ da toàn thân đều có nguy cơ để lại những tác dụng phụ có ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc. Vì vậy, hãy hết sức thận trọng trong việc sử dụng thuốc và tuyệt đối tuân thủ các phương pháp điều trị.
Phương pháp quang hóa trị liệu
Thực chất, liệu pháp này điều trị vẩy nến toàn thân bằng cách thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp sẽ giúp khoanh vùng những tổn thương và cải thiện dần bản chất của bệnh. Hiện nay, phương pháp này gồm có những liệu pháp ánh sáng phổ biến như:
- Ánh sáng tia cực tím B (UVB) với bước sóng nhẹ.
- Ánh sáng mặt trời.
- Ánh sáng Psoralen (UVA).
- Ánh sáng laser.
Mặc dù những phương pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng vẩy nến nhanh chóng nhưng nó cũng để lại những tác dụng phụ với nhiều biến chứng khá nặng nề. Vì vậy, hãy tham khảo thông tin thật kỹ trước khi có ý định sử dụng phương pháp này để điều trị vẩy nến toàn thân.