Vẩy nến ở chân là bệnh tự miễn, chúng biểu hiện ngay trên bề mặt da. Đây là một trong số những bệnh ngoài da thường gặp, chiếm khoảng 3% dân số thế giới. Bên cạnh các vị trí thường gặp như khuỷu tay, da đầu, đầu gối,... thì vẩy nến ở chân cũng đem lại khá nhiều phiền phức cho người mắc. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn hãy dành vài phút ĐỌC NGAY nội dung bài viết dưới đây nhé!
Vẩy nến và các vị trí thường gặp của bệnh
Vẩy nến là bệnh rất phổ biến hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng bạn không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể kiểm soát dễ dàng nhờ các liệu pháp đa dạng.
Theo khảo sát, bệnh vẩy nến có nhiều loại, thông thường với mỗi loại sẽ có vị trí xuất hiện khác nhau. Cụ thể như sau:
- Vẩy nến thể mảng: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm 80% trong số trường hợp bị vẩy nến. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là da bị tổn thương thành mảng có đường kính từ vài cm đến 20cm, thường xuất hiện ở vùng tì đè như: Khuỷu tay, đầu gối, da đầu, mông, chân,...
- Vẩy nến móng: Xuất hiện ở móng tay, móng chân.
- Vẩy nến toàn thân: Tổn thương da đỏ, bong vẩy trắng toàn thân.
- Vẩy nến mụn mủ: Các mụn nước chứa mủ trắng có thể ảnh hưởng đến bàn chân, bàn tay hoặc toàn thân,...
- Vẩy nến da đầu: Ảnh hưởng đến vùng da đầu hoặc lan rộng ra trán, gáy, tai.
- Vẩy nến đảo ngược: Thường xuất hiện ở vùng nếp gấp da như: Nách, háng, vùng da bụng,... Bởi vậy, loại vẩy nến này hay gặp ở người thừa cân, béo phì.
Vẩy nến ở chân có đặc điểm gì?
Vẩy nến ở chân cũng giống như vẩy nến nói chung, chúng chỉ khác nhau ở vị trí xuất hiện. Vì thế, vẩy nến ở chân được định nghĩa là một bệnh tự miễn, xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Dấu hiệu của bệnh cũng giống như các tình trạng vẩy nến thông thường khác, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng đến móng, xương khớp và các cơ quan lân cận.
Bệnh vẩy nến ở chân không phải là vị trí hiếm gặp, người mắc có thể bị ở các điểm như: Móng chân, khớp chân, bàn chân,…
Mỗi vị trí tại chân, vẩy nến sẽ có những đặc điểm khác nhau, cụ thể như:
Vẩy nến ở móng chân
Người bệnh có thể bị vẩy nến ở móng chân, khiến móng đổi thành màu vàng hoặc đục, trên bề mặt móng xuất hiện các chấm rỗ nhỏ hoặc những đường lằn khiến móng bị sần sùi, biến dạng.
Vẩy nến ở chân và bàn chân
Vẩy nến có thể gặp ở chân (kéo dài từ đùi xuống chân) và bàn chân trong các trường hợp sau:
- Vẩy nến mụn mủ: Thể vẩy nến này thường xuất hiện ở lòng bàn chân với các mụn có mủ trắng, gây đau đớn và hạn chế khả năng di chuyển, vận động. Vẩy nến mụn mủ tổng quát có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chân của người bệnh.
- Vẩy nến thể mảng: Vẩy nến thể mảng có thể xuất hiện ở chân tại vùng đầu gối với các tổn thương đỏ, sưng viêm, bong vẩy trắng hoặc bạc. Nếu vẩy nến mảng bám lan rộng có thể ảnh hưởng đến cả vùng da ở đùi, bắp chân, mu bàn chân.
- Vẩy nến đảo ngược thường xuất hiện sau gối với tổn thương đỏ tươi, mịn và không có vẩy.
Vẩy nến ở khớp chân
Vẩy nến có thể xuất hiện tại các khớp chân, gọi là viêm khớp vẩy nến. Bệnh ảnh hưởng đến khớp gối, mắt cá chân, khớp ngón chân, khiến các khớp này sưng, đau, tấy đỏ, hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh. Nếu không điều trị vẩy nến sớm, người bệnh có thể bị tàn tật.
Cách điều trị vẩy nến ở chân hiện nay
Hiện nay, có ba phương pháp điều trị vẩy nến ở chân được sử dụng phổ biến là: Sử dụng thuốc bôi, liệu pháp ánh sáng và thuốc toàn thân. Các phương pháp này chủ yếu là đáp ứng mục tiêu cải thiện triệu chứng thông qua cơ chế chống viêm, ức chế miễn dịch.
- Thuốc bôi có dạng kem, thuốc mỡ và dầu mà mọi người bôi trực tiếp lên da. Chúng bao gồm: Chất làm mềm da, kem dưỡng ẩm; Steroid; Chất tương tự vitamin D; Thuốc ức chế calcineurin; Nhựa than,…
- Phương pháp điều trị toàn thân hoạt động trên toàn cơ thể, bao gồm cả thuốc uống và thuốc tiêm. Các chuyên gia thường chỉ kê toa các loại thuốc này cho tình trạng bệnh vẩy nến nặng. Một số loại thuốc toàn thân thường được sử dụng gồm: Thuốc ức chế miễn dịch, như methotrexate hoặc cyclosporine; Steroid; Retinoids; Thuốc ức chế phosphodiesterase 4; Thuốc sinh học,… Các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên người dùng cần thận trọng.
- Liệu pháp ánh sáng, còn được gọi là quang hóa trị liệu: Đây là phương pháp tiếp xúc da bị vẩy với tia cực tím. Để liệu pháp này đạt hiệu quả, mọi người có thể cần 2 hoặc 3 buổi trị liệu mỗi tuần.
Bên cạnh đó, trong quá trình chữa bệnh, người mắc cần chú ý một số điểm sau:
- Tuân thủ phác đồ chữa trị vẩy nến đã được chỉ định.
- Hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh vẩy nến như: Tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá; Tránh những loại thực phẩm gây viêm như: Thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ,… Tăng cường vận động, ít nhất 30 phút/ngày và tối thiểu 5 ngày/tuần; Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện bệnh vẩy nến như: Các loại cá biển, vừng đen, rau xanh, hoa quả,…