Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là tình trạng viêm da mạn tính do tự miễn. Các dấu hiệu của bệnh sẽ khởi phát ở da và sau đó, nếu vảy nến không được điều trị, nó sẽ biến chứng sang các cơ quan khác trên cơ thể như xương khớp, móng,…

Theo thống kê mới đây, trên thế giới có khoảng 125 triệu người bị vảy nến. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho nền y tế các nước bởi chi phí điều trị vảy nến không phải con số thấp.

Nhận biết bệnh vảy nến thông qua những dấu hiệu nào?

Nhận biết chính xác các dấu hiệu bệnh vảy nến sẽ giúp việc điều trị được chính xác và tránh “tiền mất, tật mang”. Các dấu hiệu nhận biết vảy nến bao gồm:

- Da xuất hiện những tổn thương màu đỏ, sưng viêm và có bờ rõ ràng so với vùng da xung quanh.

- Trên tổn thương da có các lớp vảy trắng hoặc bạc, dễ dàng bong tróc.

- Da khô và có thể bị nứt nẻ, chảy máu.

- Ngứa ngáy có thể xuất hiện.

benh-vay-nen-anh-huong-den-da.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến 

Nguyên nhân gây vảy nến là gì?

Nguyên nhân gây vảy nến khá phức tạp và đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định rằng, vảy nến do sự rối loạn của hệ miễn dịch, kết hợp với các yếu tố nguy cơ từ môi trường sống.

Hệ miễn dịch của chúng ta làm việc như một “hệ thống phòng thủ” bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn bằng cách phát hiện và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, ở người bệnh tự miễn như vảy nến, hệ miễn dịch rối loạn và tấn công chính các tế bào biểu bì da của cơ thể, gây nên triệu chứng trên da như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, chúng cũng có thể tấn công móng, xương khớp và gây bệnh vảy nến khớp, vảy nến móng,…

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh vảy nến, bao gồm:

- Yếu tố lịch sử gia đình

- Uống nhiều rượu, bia

- Hút thuốc lá

- Trầy xước da

- Stress kéo dài

- Béo phì, thừa cân

- Lười vận động

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc điều trị tăng huyết áp,…

Bệnh vảy nến có lây không?

Rất nhiều người khi tiếp xúc với người bị vảy nến thì sợ lây nhưng như phân tích ở trên, vảy nến không phải bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn nên không lây qua tiếp xúc. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm khi bắt tay, ôm, dùng chung đồ với người bị vảy nến.

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Bệnh vảy nến không lây nhiễm nhưng có yếu tố lịch sử gia đình, di truyền. Theo một thống kê, nếu cha hoặc mẹ bị vảy nến thì con sinh ra có tỷ lệ bị vảy nến 8%, còn nếu cả cha mẹ đều bị vảy nến thì xác suất con bị vảy nến là 41%. Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị vảy nến thì nguy cơ bạn bị bệnh này sẽ cao hơn gia đình không có người bị vảy nến.

Phương pháp điều trị vảy nến được khuyến cáo hiện nay là gì?

Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, mục tiêu điều trị vảy nến là cải thiện tình trạng bệnh, kéo dài thời gian ổn định và ngăn ngừa tái phát cũng như biến chứng nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị vảy nến, bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị vảy nến được đông đảo người mắc áp dụng bởi hiệu quả điều trị nhanh. Đây là các loại thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch được bào chế dạng kem bôi hoặc thuốc tiêm. Ưu điểm của thuốc là giúp cải thiện nhanh triệu chứng vảy nến, tuy nhiên, thuốc thường gây ức chế miễn dịch nên dùng lâu dài sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, gây nhờn thuốc và giảm hiệu quả điều trị. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng gây tác dụng phụ nặng nề lên da, xương khớp, dạ dày, thận,…

Quang hóa trị liệu vảy nến

tri-vay-nen-bang-quang-tri-lieu.webp

Trị vảy nến bằng quang hóa trị

Liệu pháp quang hóa sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng tia UV để chiếu lên tổn thương da, từ đó, giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả. Đây là phương pháp được đánh giá là khá an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý vì chúng có thể gây bỏng, ung thư da,…