Chương trình tư vấn trực tuyến “Hướng đi mới trong điều trị vẩy nến” sẽ được diễn ra lúc 14h30 ngày 20/3/2014trên trang web http://tuvansuckhoe24h.com.vn với sự tham gia của PGS.TS Trần Lan Anh - Nguyên Trưởng phòng Đào tạo - Bệnh viện Da liễu Trung Ương. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến trên website hoặc tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ.
Vẩy nến được chia làm nhiều thể khác nhau như: vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể mảng, vẩy nến thể đỏ da toàn thân,... Những nguyên nhân chính gây vẩy nến bao gồm: yếu tố di truyền (40% trường hợp cha mẹ mắc vẩy nến di truyền sang con); yếu tố tâm lý (stress); nhiễm khuẩn; dùng thuốc không đúng cách (thuốc kháng sốt rét tổng hợp); môi trường ô nhiễm, ánh sáng mặt trời, chấn thương thượng bì,... Những người nghiện rượu, thuốc lá cũng có nguy cơ mắc vẩy nến cao hơn bình thường.
Mắc vẩy nến do di truyền từ bố, anh H. (Thủy Nguyên, Hải Phòng) ban đầu chỉ bị vài mảng vẩy trắng trên đầu sau đó lan dần khắp lưng, rìa tai, bụng, hai chân và hai tay dày cộm. “Người tôi như vỏ cam sần, khuỷu tay dày đặc, cộm vẩy hết lên...” – Anh H. chia sẻ. Căn bệnh vẩy nến hoành hành khiến anh H. mất ăn, mất ngủ; các đám vẩy nổi lên sần sùi khắp cơ thể, gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gãi đến rớm máu ra cả quần áo, đùi rát đỏ như phải bỏng,... Anh luôn phải mặc quần áo dài dù vào mùa hè thời tiết nóng nực, ngại tiếp xúc với mọi người vì sợ lây lan. Mặc dù dùng thuốc uống, thuốc bôi cũng như áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh không cải thiện nhiều và hay bị tái phát khi dừng thuốc.
Theo các chuyên gia, vẩy nến được coi là bệnh lành tính, không lây lan nhưng lại tác động lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Tổn thương vẩy nến thường là các đám mảng đỏ kích thước khác nhau có vẩy màu trắng đục, thường xuất hiện trên những nếp gấp hay vùng tỳ đè như: khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, chân, da đầu,... Các vẩy trắng có nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như vết nến rơi lả tả. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng các khớp làm hạn chế vận động (vẩy nến thể khớp). Trên da xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (vẩy nến thể mủ). Bệnh cũng có thể làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Vẩy nến khiến người bệnh có tâm lý tự ti, cô lập xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc chữa khỏi được hoàn toàn bệnh vẩy nến mà chủ yếu giúp giảm thương tổn trên da và kéo dài thời gian không bị tái phát. Bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa axit salicylic, các thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân có tác dụng ức chế miễn dịch như: methotrexat, cyclosporin,… Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày... Khi dùng thuốc bôi ngoài da, có thể gây teo da, rối loạn sắc tố da, rạn da, viêm da… Trường hợp nặng có thể được áp dụng quang hóa liệu pháp nhưng tiềm ẩn nguy cơ ung thư da nếu quá lạm dụng phương pháp này.
Trước thực tế trên, một giải pháp mới đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hiện nay là kết hợp “trong uống – ngoài bôi” tức là sử dụng các sản phẩm đường uống nguồn gốc thiên nhiên và kem dược liệu bôi ngoài da an toàn, hiệu quả bền vững. Ưu điểm vượt trội của các sản phẩm nguồn gốc thảo dược là hỗ trợ điều trị vẩy nến lâu dài, không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng, giúp tẩy sạch vẩy, cải thiện các triệu chứng, giữ gìn sự mịn màng của làn da và ngăn chặn vẩy tái phát. Do đó, sự ra đời của các sản phẩm này đã đem lại tin vui cho những bệnh nhân vẩy nến và là hướng đi mới trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến, giúp người bệnh lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống.