Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh ngoài da mạn tính do tự miễn. Bệnh gây ra các mảng tổn thương trên da sưng tấy, đỏ rát, có vảy trắng và gây ngứa ngáy. Vảy nến ảnh hưởng đến khoảng 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc, trong đó có 2,5 triệu người Việt Nam.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến chưa được tìm ra chính xác, tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, nó có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ từ môi trường, cụ thể:

- Vảy nến là kết quả của hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn. Bình thường, các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của bạch cầu. Thay vì tấn công các tế bào ngoại lai, chúng lại tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến các tế bào này trở nên bất thường. Thay vì quá trình 28 – 30 ngày như bình thường thì quá trình tăng gấp 10 lần, làm các tế bào da chỉ có 3 – 4 ngày để sinh ra và chết đi. Những tế bào da chết liên tục được nâng lên bề mặt da, tạo thành các tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt và chảy máu.

Ngoài nguyên nhân gây bệnh vảy nến kể trên thì các yếu tố như di truyền, lịch sử gia đình mắc bệnh vảy nến, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, stress kéo dài, chấn thương da và sử dụng một số loại thuốc điều trị cũng làm tăng nguy cơ bị vảy nến.

hinh-anh-vay-nen-toan-than.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Hiện nay, chưa có loại thuốc điều trị hoặc phương pháp chữa vảy nến nào có thể chữa khỏi bệnh và vảy nến không thể tự khỏi.

Nhiều chuyên gia y tế ví chu kỳ bùng phát vảy nến như đồ thị hình sin, tức là có chiều phát triển, bùng phát mạnh rồi thuyên giảm. Trong trường hợp vảy nến đang thuyên giảm thì dù người mắc không cần dùng thuốc hoặc các biện pháp điều trị, triệu chứng vảy nến vẫn giảm.

Thông thường, vảy nến sẽ bùng phát thành nhiều đợt, sau đó có thể tự biến mất và lại tái phát. Người mắc không biết khi nào bệnh sẽ bùng phát nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, vảy nến sẽ tái phát khi bị stress kéo dài, mệt mỏi, sang chấn tâm lý,… Đây đều là những thời điểm mà hệ miễn dịch của người mắc suy yếu nhất. Do vậy, điều cần thiết là bạn cần tăng cường hệ miễn dịch bằng lối sống khoa học, lành mạnh, chế độ ăn hợp lý.

Cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến nhờ thảo dược

Để kéo dài thời gian ổn định bệnh và ngăn ngừa vảy nến tái phát, người bị vảy nến cần:

- Quản lý tốt tình trạng stress của bản thân.

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia.

- Bảo vệ da, tránh để cháy nắng, trầy xước da.

- Sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn của chuyên gia.- Có chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn uống thịt đỏ, sữa nguyên chất, uống rượu,… Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,…