Hiện nay, trị bệnh vảy nến da đầu bằng dầu gội là biện pháp được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, phương pháp này liệu có mang lại hiệu quả như mong đợi hay không cũng là nỗi băn khoăn của người bệnh. Vậy, để có câu trả lời chính xác, giúp bạn tìm được giải pháp khắc phục vảy nến da đầu hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau!

Vảy nến da đầu là bệnh gì?

Vảy nến da đầu là tình trạng phổ biến. Bệnh có thể chỉ gây ra một vài đốm tổn thương nhỏ hoặc lan rộng ra trán, tai, gáy với các dấu hiệu như: Da đầu xuất hiện nhiều tổn thương màu đỏ, sưng, viêm; trên tổn thương có lớp vảy trắng; da đầu khô, có thể nứt nẻ, chảy máu; tình trạng rụng tóc có thể xảy ra, nhưng nguyên nhân không phải do vảy nến mà vì người bệnh gãi, chà xát,…

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, nó có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch. Thông thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh bằng cách phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, khi bị vảy nến, hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công các tế bào biểu bì da, gây tăng sinh mạnh mẽ tế bào da. Những tế bào da chết được đẩy lên bề mặt và tích tụ nhưng không thể rơi ra ngoài cơ thể, tạo thành tổn thương sưng viêm, bong vảy.

Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến da đầu, bao gồm:

+ Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình.

+ Stress kéo dài.

+ Uống rượu, bia quá nhiều.

+ Hút thuốc lá.

+ Sử dụng một số loại thuốc điều trị.

+ Da bị cháy nắng.

+ Đã từng bị nhiễm khuẩn.

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến da đầu như thế như thế nào?

Bệnh vảy nến làm xuất hiện các lớp vảy từ mỏng đến dày bám chặt trên da đầu. Người mắc sẽ cảm thấy không thoải mái, ngứa và đôi khi đau. Thậm chí, các vảy còn lan đến trán, tai và sau gáy. Lúc đầu, các vảy trông như gàu. Tuy nhiên khi bệnh nặng, da đầu sẽ có vảy bạc.

Các triệu chứng khác bao gồm:

- Chảy máu do gãi da đầu quá mạnh.

- Da đầu khô dẫn đến nứt, chảy máu hoặc ngứa.

- Đau nhức do sự co giãn của da.

- Rụng tóc tạm thời do ngứa liên tục và đóng vảy nghiêm trọng trên da đầu.

- Mất ngủ, đây là kết quả của sự khó chịu da đầu vào ban đêm.

- Bệnh vảy nến da đầu cũng ảnh hưởng đến vẻ ngoài của người bệnh, khiến họ xấu hổ, lo lắng, trầm cảm nặng nề.

Hầu hết những người bị vảy nến da đầu đều biết rằng, họ không nên gãi khi bị ngứa. Song rất khó để không làm điều này. Gãi da đầu do ngứa làm nặng thêm các triệu chứng và khiến các khu vực bị vảy nến lan rộng hoặc nhiễm trùng.

Cách trị bệnh vảy nến da đầu bằng dầu gội

Nếu sữa tắm dành riêng cho người bị vảy nến khá khan hiếm thì ngược lại, trên thị trường có khá nhiều loại dầu gội được giới thiệu là có khả năng trị bệnh vảy nến da đầu. Dầu gội đầu có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau để giảm triệu chứng bệnh vảy nến da đầu. Điều này phụ thuộc vào những thành phần chứa trong dầu gội. Dưới đây là một số loại mà bạn có thể tham khảo:

1. Dầu gội chứa than tar

Đây là loại dầu gội dành cho người mắc vảy nến phổ biến nhất hiện nay. Dầu gội này có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào da do bệnh vảy nến, từ đó giúp giảm vảy và cải thiện tình trạng vảy nến da đầu hiệu quả. Ngoài ra, dầu gội chứa than tar này còn làm dịu sự kích ứng của da đầu bị vảy nến, từ đó giảm ngứa, giảm tróc vảy ở da đầu.

Mặc dù dầu gội chứa than tar cho phép dùng ở người bị vảy nến da đầu nhưng vì hàm lượng than đá rất cao nên không được dùng nhiều vì có thể gây ung thư da.

2. Dầu gội chứa axit salicylic

Tác dụng của axit salicylic làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến da đầu, giúp bong tróc sừng ngoài da, giảm đau, làm sạch da đầu. Tuy nhiên, một số người bị vảy nến da đầu sử dụng dầu gội chứa acid salicylic nhận thấy da bị kích thích. Do đó, hãy ngưng sử dụng khi tình trạng của bạn trở nên trầm trọng.

3. Dầu gội chứa clobetasol propionate

Nếu bệnh vảy nến da đầu không tiến triển với các loại dầu gội trên, bạn có thể được tư vấn sử dụng loại chứa clobetasol propionate. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng loại dầu gội này mỗi ngày tối đa trong 4 tuần. Một khi các triệu chứng được cải thiện thì giảm xuống 1 - 2 lần/tuần.

Như vậy, người bị vảy nến da đầu có thể sử dụng dầu gội để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vì có thể đối diện với các nguy cơ do tác dụng phụ của dầu gội gây ra như:

- Viêm nang lông.

- Viêm da ở ngón tay.

- Teo da cục bộ.

- Hội chứng xơ cứng bì.

- Viêm da tróc vảy.

- Ung thư biểu mô tế bào vảy.

Bên cạnh đó, khi sử dụng dầu gội trị bệnh vảy nến da đầu, các triệu chứng có thể được cải thiện, nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng tái phát sau đó.