Vẩy nến là bệnh mạn tính khá lành tính nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có chứng phình động mạch chủ bụng. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này?
Nguy cơ phình động mạch chủ bụng vì vẩy nến
Vẩy nến là bệnh tự miễn mạn tính ngoài da xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu, gây nhầm lẫn và tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng như: Da sưng viêm, đỏ rát, có vẩy trắng kèm theo ngứa ngáy.
Theo một nghiên cứu, bệnh nhân vẩy nến có thể phải đối mặt với nguy cơ cao hơn mắc chứng phình động mạch chủ bụng so với người không bị tình trạng da này.
Các nhà khoa học Đan Mạch cũng phát hiện ra rằng, những người bị bệnh vẩy nến nặng (thể mụn mủ, đỏ da toàn thân,...) có nhiều nguy cơ sẽ phát triển chứng phình động mạch chủ bụng. Họ tin rằng hai bệnh này (vẩy nến và phình động mạch chủ bụng) chia sẻ quá trình viêm chồng chéo trong cơ thể.
"Sự liên quan giữa phình động mạch chủ bụng và bệnh vẩy nến chưa được kiểm tra trước đây, nhưng chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy một nguy cơ cao trong nghiên cứu của chúng tôi", tiến sĩ Usman Khalid, một thành viên trong Khoa Tim mạch tại bệnh viện Gentofte ở Hellerup, Đan Mạch.
"Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy có sự gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch khác nhau ở những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến", Khalid nói thêm.
Chứng phình động mạch chủ bụng xảy ra khi mạch máu chính cung cấp máu từ tim đến bụng trở nên mở rộng. Thông thường, bệnh không có triệu chứng cho đến khi mạch máu vỡ ra và thường gây tử vong cho người bệnh. Tỷ lệ mắc chứng phình động mạch chủ bụng tăng theo tuổi tác và ảnh hưởng đến khoảng 2% người từ 65 tuổi trở lên, điển hình là nam giới.
Khalid và nhóm của ông đã phân tích hơn 59.000 bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nhẹ và 11.000 bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nặng trong vòng 14 năm từ các dữ liệu của các cơ quan đăng ký quốc gia ở Đan Mạch. Các bệnh nhân được theo dõi cho đến khi họ được chẩn đoán bị phình động mạch chủ bụng, đã chết hoặc nghiên cứu kết thúc.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nhẹ có nguy cơ bị phình động mạch nhiều hơn 20% so với những người không bị bệnh vẩy nến. Và những người có bệnh vẩy nến nặng có khả năng phát triển chứng phình động mạch nhiều hơn 67%.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã không chứng minh rằng bệnh vẩy nến gây ra chứng phình động mạch này mà chỉ đơn thuần là một mối liên hệ tồn tại giữa 2 bệnh.
"Nghiên cứu thêm là cần thiết để giải thích các cơ chế nhân quả," Khalid nói. "Tuy nhiên, những phát hiện của chúng tôi không chỉ nhấn mạnh sự cần thiết phải điều trị các triệu chứng của rối loạn da, mà còn đánh giá thường xuyên các yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh tim mạch".
"Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh vẩy nến phải được khuyến khích để thay đổi lối sống không lành mạnh và tuân thủ một chương trình hỗ trợ điều trị hàng ngày. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ của các vấn đề về tim mạch", Khalid nói thêm.
Hình ảnh minh họa bệnh vảy nến
Thoát khỏi vẩy nến nhờ các thảo dược từ thiên nhiên, an toàn, hiệu quả
Hiện nay, người bệnh vẩy nến có nhiều lựa chọn điều trị, kiểm soát bệnh, đó là sử dụng thuốc tây uống hoặc tiêm, sử dụng kem bôi da hoặc quang hóa trị liệu. Tuy các phương pháp này đều có thể giúp cải thiện các triệu chứng nhưng người bệnh cũng phải đối diện với hàng loạt tác dụng phụ nghiêm trọng.
Chính vì thế, để giúp người bệnh vẩy nến tiếp cận các phương pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả mà không có tác dụng phụ, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công và cho ra mắt bộ đôi sản phẩm thiên nhiên từ các loài thảo dược.