Các dấu hiệu bị vảy nến rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác nên khiến nhiều người thường phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Vì vậy, đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích có trong nội dung bài viết dưới đây để được chuyên gia tư vấn cụ thể cách nhận biết bệnh vảy nến chính xác, bạn nhé!
Vảy nến là bệnh như thế nào?
Thông thường, tế bào da sẽ có 28 – 30 ngày để hình thành, phát triển, chết đi, nâng lên bề mặt và rơi ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi bị vảy nến, hệ miễn dịch nhận diện nhầm và tấn công chính các tế bào da của cơ thể thay vì virus, vi khuẩn. Điều này khiến tế bào da tăng sinh mạnh mẽ gấp 10 lần chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng liên tục được sinh ra, chết đi và tích tụ lại trên bề mặt da, tạo thành những tổn thương sưng viêm, đỏ và có vảy trắng. Vảy nến ảnh hưởng tới khoảng 2 – 3% dân số thế giới với tỷ lệ nam nữ mắc bệnh đều nhau.
Ngoài ảnh hưởng đến da, vảy nến còn tác động đến móng, gây biến dạng móng; Ảnh hưởng đến khớp gây sưng, viêm, đau khớp.
Các triệu chứng bệnh vảy nến và mức độ nghiêm trọng của chúng khác nhau ở mỗi người. Hầu hết mọi người cũng trải qua các đợt bùng phát – triệu chứng phát triển, thuyên giảm rồi lại bùng phát.
Dấu hiệu bị vảy nến là gì?
Dấu hiệu bệnh vảy nến không khó để nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:
- Da có các mảng tổn thương đỏ, phủ vảy dày, bạc.
- Da khô, nứt nẻ, có thể chảy máu.
- Ngứa, rát hoặc đau nhức.
- Móng tay dày, rỗ hoặc có rìa.
- Các khớp có thể bị sưng và cứng.
Tuy nhiên, bệnh vảy nến bao gồm nhiều thể khác nhau. Ở mỗi thể, các dấu hiệu bị vảy nến sẽ có những biểu hiện riêng, cụ thể:
- Bệnh vảy nến mảng bám: Bệnh gây ra các tổn thương da khô, nổi đỏ, phủ vảy bạc. Những mảng bám có thể khiến bạn bị ngứa, nứt nẻ và chảy máu.
- Bệnh vảy nến thể giọt: Loại này chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Dấu hiệu bệnh là da xuất hiện các tổn thương hình giọt nước, có lớp vảy trên thân, cánh tay, chân và da đầu.
- Bệnh vảy nến đảo ngược: Loại này chủ yếu ảnh hưởng đến da ở nách, háng, dưới vú và xung quanh bộ phận sinh dục. Vị trí da bị vảy nến có màu đỏ tươi, đau rát.
- Bệnh vảy nến mủ: Dạng vảy nến không phổ biến này có thể lan rộng ra khắp cơ thể hoặc khu trú ở các diện tích nhỏ hơn trên bàn tay, bàn chân hoặc đầu ngón tay.
- Bệnh vảy nến toàn thân: Đây là loại vảy nến ít phổ biến nhất, bao phủ toàn bộ cơ thể, khiến làn da đỏ rát.
Ngoài ra, vảy nến có thể ảnh hưởng đến xương khớp, gây đau, sưng, viêm khớp; Ảnh hưởng đến móng gây đổi màu, biến dạng móng.
Cách điều trị vảy nến
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa vảy nến khỏi hoàn toàn. Bởi bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố di truyền và sự bất thường trong hệ thống miễn dịch của con người nên biện pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Điều trị tại chỗ
Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị vảy nến bao gồm: Thuốc kháng virus có thể rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1 - 2 tuần. Trong trường hợp người mắc cảm thấy ngứa nhiều thì sẽ được kê thêm các loại kem có chứa corticoid để giúp giảm ngứa. Các loại xà phòng chứa hắc ín hay acid salicylic có thể giúp làm bong vảy. Việc dùng thuốc, kem bôi ngoài da giúp chống viêm, bong sừng bạt vảy, giảm ngứa nên có hiệu quả cải thiện triệu chứng vảy nến. Nhưng hãy cẩn trọng tác dụng phụ của thuốc.
- Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu)
Phương pháp điều trị này sử dụng ánh sáng cực tím tự nhiên hoặc nhân tạo chiếu lên tổn thương da, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm
Nếu bạn bị bệnh vảy nến nặng hoặc kháng với các loại điều trị khác, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Đây là phương pháp điều trị toàn thân. Do tác dụng phụ nghiêm trọng, một số loại thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và có thể cần phải xen kẽ với các hình thức điều trị khác.
- Kết hợp với việc thay đổi lối sống
Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, người mắc vảy nến cần:
- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày.
- Hạn chế các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa,…); Hạn chế sữa và những sản phẩm từ sữa; Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, cá biển (cá hồi, cá trích), những loại hạt,… vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, stress.
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
- Bảo vệ da khỏi trầy xước, cháy nắng.