Vẩy nến là bệnh có các triệu chứng khởi phát ở da nên nhiều người hoang mang, không biết bệnh vẩy nến lây qua đường nào và có lây lan khi tiếp xúc hay không. Hãy đọc ngày bài viết sau để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Bệnh vẩy nến là gì?
Hiện nay, rất nhiều người không biết bệnh vẩy nến là gì. Nhiều bệnh nhân không nghe đến tên bệnh cũng như không hiểu hết về vẩy nến cho đến khi được bác sĩ khám và chẩn đoán mắc bệnh.
Vẩy nến là bệnh tự miễn mạn tính chưa có cách điều trị khỏi hẳn. Tuy nguyên nhân chính gây bệnh xuất phát từ hệ thống miễn dịch nhưng các triệu chứng vẩy nến lại xuất hiện ở da với tình trạng đặc trưng là da đỏ, viêm tấy, ngứa ngáy và có vẩy trắng. Vẩy nến sẽ bùng phát theo từng đợt, lặn rồi lại tái phát thành nhiều lần trong đời của người bệnh. May mắn thay! Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh nhờ vào các phương pháp điều trị hiện nay.
Vẩy nến có lây không?
Vẩy nến là bệnh tự miễn hình thành do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch chứ không phải do tác nhân virus, vi khuẩn. Chính vì thế, vẩy nến không lây lan khi tiếp xúc giữa người bệnh và người lành. Tuy nhiên, vẩy nến có thể lan rộng ra khắp cơ thể từ một vị trí bị bệnh, nếu người mắc không điều trị và kiểm soát tốt các triệu chứng.
Nguyên nhân vẩy nến là gì?
- Sự suy yếu của hệ miễn dịch: Vẩy nến là bệnh tự miễn, bởi vậy, nguyên nhân gây bệnh là do sự suy yếu, nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch chứ không phải do vi khuẩn, virus. Bình thường, hệ miễn dịch của chúng ta như một “lá chắn phòng thủ” bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt các yếu tố ngoại lai như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, ở người bệnh tự miễn, các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch lại nhận diện nhầm và “gắn cờ cần tiêu diệt” vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, ở bệnh vẩy nến là tế bào biểu bì. Sự nhầm lẫn “tai hại” này “kích động” tế bào da tăng sinh không kiểm soát và chết đi nhanh chóng. Thông thường, các tế bào da có quá trình khoảng 28 – 30 ngày để hình thành, chết đi và rơi ra khỏi cơ thể nhưng ở người bị vẩy nến, quá trình này chỉ còn 3 – 4 ngày khiến các tế bào da chết không có thời gian rơi ra khỏi bề mặt da, tích tụ lại thành từng mảng tổn thương da đỏ, sưng viêm, có vẩy trắng và rất ngứa ngáy. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự suy yếu của hệ miễn dịch như tủy xương bị ức chế; Nách, ức, hệ thống bạch huyết bị oxy hóa; Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng,…
- Ngoài nguyên nhân trên thì nhiều yếu tố nguy cơ cũng làm tăng khả năng bạn bị vẩy nến, đó là:
+ Lịch sử gia đình mắc vẩy nến: Vẩy nến có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị vẩy nến, con sinh ra có 8% nguy cơ bị bệnh; Nếu cả bố mẹ đều bị bệnh thì con sinh ra có tỷ lệ 41% cũng bị vẩy nến.
+ Uống rượu bia: Uống rượu bia nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do vậy, những người uống rượu bia quá mức có nguy cơ bị vẩy nến cao hơn người khác rất nhiều.
+ Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc nguy hiểm. Những chất này không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ bị vẩy nến.
+ Chấn thương, trầy xước da: Vẩy nến có thể hình thành ngay trên các vết thương trên da như vết xăm, vết tiêm chủng,… Đây được gọi là hiện tượng Koebner gây vẩy nến.
+ Sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, rối loạn lưỡng cực,…
+ Lười vận động, béo phì: Lười vận động cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh vẩy nến. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ béo phì – “mảnh đất màu mỡ” được vẩy nến yêu thích. Ở người béo phì, các tổn thương da vẩy nến thường xuất hiện ở các vị trí có nếp gấp da như nách, háng, da bụng, đằng sau gối,…
Rượu bia cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Cách cải thiện triệu chứng, ngăn chặn biến chứng vẩy nến hiệu quả, an toàn
Vẩy nến tuy là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng vẩy nến sẽ trở nên rất đáng lo ngại.
Hiện nay, việc điều trị vẩy nến bằng thuốc vẫn được áp dụng khá rộng rãi nhưng nhiều bệnh nhân chưa thực sự hiểu hết được những hậu quả tiềm ẩn của việc dùng thuốc. Thuốc tây y thường là các nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch nên giúp giảm các triệu chứng vẩy nến nhanh chóng chỉ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc tây đang sai cách, không đánh thẳng vào căn nguyên gây bệnh là sự mất cân bằng, suy yếu của hệ miễn dịch nên hiệu quả điều trị chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Sử dụng thuốc lâu dài làm cho hệ miễn dịch mất đi sự tự cân bằng, không thể điều tiết được, dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch trầm trọng, khiến vẩy nến trở nên nặng hơn và thời gian điều trị dài hơn, khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thuốc tây còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm: Có thể gây suy gan, suy thận, teo da, loãng xương,… rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu trong một đợt bệnh cấp tính, triệu chứng quá nặng, người bệnh có thể sử dụng thuốc tây kết hợp với các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả điều trị cũng như giảm các tác dụng phụ của thuốc.