Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng một số bài thuốc dân gian từ các loại lá cây để chữa bệnh thường gặp, trong đó có vẩy nến. Chữa vẩy nến bằng lá lốt không còn xa lạ với nhiều người bởi hiệu quả mà bài thuốc mang lại. Vậy, cách thực hiện bài thuốc này như thế nào và hiệu quả của nó ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Cách chữa vẩy nến bằng lá lốt có hiệu quả không?

Chữa vẩy nến bằng lá lốt được ông cha ta sử dụng từ lâu đời và áp dụng như một biện pháp điều trị, giúp cải thiện các triệu chứng của vẩy nến như giảm ngứa, giảm sưng tấy,…

Cách chữa vẩy nến bằng lá lốt

Bạn có thể áp dụng cách như sau:

- Cách 1: Lấy khoảng 10 cây lá lốt còn cả gốc rễ, đem rửa sạch và đun cùng 2 lít nước. Đun trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi cây lá lốt chín nhừ. Sau đó, tắt bếp và hòa với nước lạnh sao cho vừa ấm và tắm. Trong quá trình tắm, bạn có thể dùng bã cây lá lốt để chà xát lên các tổn thương da. Tắm đến khi nào nước nguội thì dùng khăn lau khô người, không cần tắm lại bằng nước sạch.

- Cách 2: Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị lá lốt tươi thì có thể sử dụng lá lốt khô với cách làm tương tự như trên.

62.jpg

Chữa vảy nến bằng lá lốt

Bạn nên chú ý một số điều sau:

- Trước khi tắm với nước lá lốt, bạn nên tắm với nước sạch

- Nên pha nước vào thau, chậu lớn hoặc bồn tắm và ngâm mình trong đó sẽ hiệu quả hơn.

- Sử dụng bài thuốc lá lốt này 2 – 3 lần/tuần.

- Trong thời gian tái phát bệnh, không nên dùng sữa tắm hoặc dầu gội lên vùng da bị tổn thương vẩy nến.

Đánh giá hiệu quả của phương pháp chữa vẩy nến bằng lá lốt

Phương pháp chữa trị vẩy nến này được ông cha ta lưu truyền từ xưa giúp cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến nhờ vào khả năng kháng khuẩn, chống viêm của lá lốt Bài thuốc cũng tận dụng được nguồn thảo dược dễ tìm. Tuy nhiên, bài thuốc này không đáp ứng được hết mong mỏi của người bị vẩy nến bởi các nhược điểm sau:

- Hiệu quả chậm, phải dùng kiên trì sử dụng bài thuốc này khoảng 4 – 5 tháng thì mới thấy tác dụng rõ rệt.

- Cách làm phức tạp, không phù hợp với những người bận rộn.

- Nguồn nguyên liệu lá lốt cần đảm bảo an toàn bởi nếu có thuốc trừ sâu,… thì không những không có tác dụng cải thiện vẩy nến mà còn gây độc hại cho cơ thể.

Một số bài thuốc lá khác cho người bị vẩy nến

Bên cạnh bài thuốc lá lốt, người bị vẩy nến cũng có thể sử dụng lá trầu không hoặc lá khế để chữa bệnh. Cách làm các bài thuốc này như sau:

Trị vẩy nến bằng lá trầu không

Bạn chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, 20 lá bèo hoa dâu, 3 – 4 nắm rau răm. Tất cả đem rửa sạch rồi nấu nước tắm. Đun sôi với khoảng 2 – 3 lít nước trong khoảng 20 phút. Sau đó, pha với nước lạnh cho ấm rồi tắm. Bạn có thể dùng bã lá để chà lên vùng da tổn thương vẩy nến. Trầu không có tính kháng khuẩn, chống viêm nên sẽ giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy, giúp bong vẩy da, cải thiện làn da bị vẩy nến. Sau 3 – 4 giờ tắm xong, bạn có thể tắm lại với nước sạch. Hãy áp dụng cách này 2 – 3 lần/tuần. Khi sử dụng bài thuốc lá trầu không, bạn phải ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị vẩy nến khác.

Chữa vẩy nến bằng lá khế

Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch và vò nát, rồi cho vào nồi đun với khoảng 2 – 3 lít nước. Đun trong khoảng 20 phút cho đến khi lá nát nhừ thì tắt bếp, đợi khi nước ấm khoảng 30 độ thì dùng để tắm hoặc ngâm vùng da tổn thương. Bài thuốc này giúp cải thiện triệu chứng vẩy nến nhờ tác dụng khử trùng, tán nhiệt độc,…