Vảy nến ở chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều gây nên những tổn thương nghiêm trọng trên da. Nếu không khắc phục kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về vảy nến ở chân và cách khắc phục hiệu quả từ thảo dược, mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây!

Biểu hiện của bệnh vảy nến ở chân như thế nào?

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó có chân. Các tổn thương có thể ảnh hưởng đến toàn bộ phần đùi trở xuống bàn chân và móng, nhiều trường hợp tiến triển nặng tác động đến khớp.

Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh, cụ thể:

Dọc chân và tới bàn chân

Tùy trường hợp cụ thể mà vị trí này thường xuất hiện vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, đôi khi là vảy nến đảo ngược.

- Vảy nến thể mảng: Hay gặp ở vùng đầu gối với các tổn thương sưng, đỏ, bong tróc vảy. Nếu lan rộng thì có thể ảnh hưởng đến cả vùng da đùi, ống chân, mu bàn chân.

- Vảy nến thể mủ: Thường xuất hiện ở lòng bàn chân với các mụn mủ đặc trưng màu trắng hoặc vàng, sau một thời gian, chúng sẽ vỡ ra và để lại dấu vết trên bề mặt da. 

- Vảy nến đảo ngược: Hình thành ở phía sau gối, các đám da sưng, đỏ nhưng không đóng vảy.

77.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Ngoài ra, vảy nến ở chân còn gây:

- Ảnh hưởng tới khớp: Có thể làm tổn thương đến các khớp xương tại đầu gối, cổ chân, ngón chân, khiến người mắc khó vận động, di chuyển bình thường. Nhiều trường hợp còn gây dính khớp, biến dạng khớp dẫn đến liệt chi.

- Gây tổn thương móng: Nguy cơ cao gặp phải tình trạng móng chân sần sùi, xuất hiện rãnh sâu, bị đổi màu thành trắng ngà hoặc vàng, thậm chí bật móng.

Nguyên nhân nào dẫn đến vảy nến ở chân?

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến ở chân vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng, nhưng nhiều tài liệu chỉ ra rằng, sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể chính là tác nhân hàng đầu. Vì một lý do nào đó khiến hệ thống miễn dịch nhận diện nhầm các tế bào biểu bì ở chân và tiêu diệt chúng. Bình thường, các tế bào da này có chu kỳ tồn tại khoảng 28 – 30 ngày, nhưng ở người mắc vảy nến, quá trình trên chỉ diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày và chết đi liên tục nhưng không bong kịp nên chất chồng lên nhau, tạo thành những mảng da đỏ, sưng tấy và ngứa ngáy.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể khiến tình trạng vảy nến ở chân bùng phát và tiến triển xấu. Chẳng hạn như:

- Thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột.

- Bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay virus.

- Chấn thương gây trầy xước da, vết xăm mình,...

- Người thừa cân, béo phì.

- Thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá thường xuyên.

- Rối loạn lo âu, căng thẳng thường xuyên.

- Tác dụng phụ của một số thuốc như: Chống đau thắt ngực, điều trị tăng huyết áp, chống trầm cảm,... có thể kích hoạt vảy nến ở chân khởi phát.

Ngăn ngừa vảy nến ở chân hiệu quả nhờ sản phẩm từ thiên nhiên

Mục tiêu hỗ trợ điều trị vảy nến ở chân không chỉ là cải thiện các triệu chứng tức thời mà còn tiến tới mục tiêu dài hạn chính là giảm tần suất mắc phải, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Để đạt được điều này, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng, không gây tác dụng phụ, đồng thời tác động đến căn nguyên gây bệnh là sự suy giảm miễn dịch.

Hiện nay, có vô vàn sản phẩm được quảng bá giúp cải thiện bệnh vảy nến nói chung và vảy nến ở chân nói riêng, tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn sản phẩm đã có tài liệu chứng minh lâm sàng, sản xuất - phân phối bởi công ty uy tín, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng,... mà trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây sói rừng, cùng kem bôi dược liệu có thành phần chính chitosan là 2 trong số rất ít sản phẩm hội tụ đầy đủ những tiêu chí này.