Vảy nến (vẩy nến) là bệnh tự miễn hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều người đã áp dụng cách trị vảy nến bằng dầu dừa để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Vậy, công dụng của loại dầu thảo dược này với làn da vảy nến như thế nào và cách dùng ra sao? Tìm hiểu ngay!

Vảy nến là bệnh gì?

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh ngoài da mạn tính do tự miễn. Bệnh gây ra các mảng tổn thương trên da với tình trạng sưng tấy, đỏ rát, có vảy và ngứa ngáy. Vảy nến ảnh hưởng đến khoảng 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc, trong đó có 2,5 triệu người Việt Nam.

Vảy nến hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người mắc có thể áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện và kiểm soát vảy nến tái phát.

benh-vay-nen-anh-huong-den-da.jpg

Hình ảnh da bị vảy nến

Công dụng của dầu dừa với bệnh vảy nến

Dầu dừa từ lâu đã được nhiều người sử dụng để dưỡng ẩm, làm sáng da, mịn da và tái tạo vết thương. Chính bởi vậy, dầu dừa rất tốt cho người bị vảy nến bởi công dụng tuyệt vời sau:

- Dầu dừa có chứa các acid béo chuỗi trung bình giúp dầu được hấp thụ tốt vào da hơn bất kỳ loại dầu tự nhiên nào khác. Nó giúp phục hồi độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng da khô và ngứa trên da.

- Acid béo bão hòa trong dầu dừa giúp duy trì sự liên kết giữa các tế bào và giúp da khỏe mạnh hơn.

- Dầu dừa có tính chống viêm, giúp giảm đau, giảm viêm do bệnh vảy nến. Đồng thời, nó giúp làn da mịn màng hơn bằng cách nuôi dưỡng vùng da bị tổn thương.

- Kinetin - Một hormone thực vật trong dầu dừa có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp giảm thiểu tổn thương do các gốc tự do trên da gây ra bằng cách thúc đẩy sự phân chia tế bào.

- Monoglyceride trong dầu dừa có tính chất khử trùng, được sử dụng để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm trên da.

- Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh vảy nến có liên quan đến sự đề kháng insulin làm giảm viêm ở da. Dầu dừa có khả năng làm giảm sự đề kháng insulin và do đó giúp cải thiện tổn thương vảy nến.

- Dầu dừa chứa các acid béo như acid lauric, acid capric và acid caprylic giúp tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tự miễn như vảy nến.

Dau-dua-giup-duong-am-ngan-ngua-cac-benh-da-lieu-o-tre-nho.webp

Dầu dừa giúp cải thiện vảy nến 

Cách dùng dầu dừa cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến

Dầu dừa giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Người mắc bệnh có thể áp dụng các cách sau:

1. Dầu cây chè và dầu dừa

- Thành phần: 2 - 3 muỗng canh dầu dừa; 4 - 5 giọt dầu oải hương; 10 - 15 giọt dầu cây chè.

- Cách làm: Đổ tất cả các loại dầu đã chuẩn bị vào bình chứa bằng thủy tinh và lắc đều cho chúng trộn lẫn với nhau. Sau đó, lấy vài giọt dầu và massage nhẹ nhàng vào vùng da tổn thương do vảy nến; Để dưỡng chất từ dầu ngấm vào da khoảng 3 giờ. Sau đó, tắm với nước sạch; bạn hãy áp dụng 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

- Lợi ích: Các hợp chất chống vi khuẩn trong dầu cây chè giúp loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp giảm viêm do vảy nến.

2. Giấm táo và dầu dừa

Thành phần: 4 muỗng canh dầu dừa; 2 muỗng canh giấm táo

Cách làm: Đổ dầu dừa và giấm táo vào một bình thủy tinh rồi lắc mạnh cho 2 thành phần này trộn lẫn vào nhau; Sau đó, nhỏ một vài giọt hỗn hợp này lên da và nhẹ nhàng massage vùng da bị vảy nến khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước; Áp dụng cách này 3 lần/ngày. Cách làm này giúp làm sạch các vết thâm và giảm nhiễm trùng do vảy nến.

3. Gel lô hội và dầu dừa

- Thành phần: 1 chén dầu dừa nguyên chất; nửa chén gel lô hội tươi

- Cách làm: Đun dầu dừa cho sôi. Sau đó, thêm gel lô hội vào và trộn đều 2 thành phần này, khuấy đều và cho hỗn hợp này vào lọ thủy tinh để qua đêm. Bôi hỗn hợp này hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Lợi ích: Lô hội là chất chống viêm và tái tạo làn da tự nhiên, giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là vảy nến bởi lô hội chứa lượng magnesium lactate làm giảm viêm, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương do vảy nến.

4. Mật ong và dầu dừa

- Thành phần: 2 muỗng canh dầu dừa; 1 muỗng canh sáp ong nóng chảy và 1 muỗng canh mật ong.

- Cách làm: Làm nóng chảy sáp ong; Trộn tất cả các thành phần vào bát. Sau đó, thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên vùng da bị vảy nến và để khoảng 30 phút, rồi rửa bằng nước ấm. Áp dụng 2 lần/ngày, bạn sẽ thấy làn da được cải thiện rõ rệt.

Vượt qua bệnh vảy nến nhờ sản phẩm thảo dược

Vảy nến hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng người mắc có thể áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát, quản lý triệu chứng bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

- Quản lý tốt tình trạng stress của bản thân.

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia.

- Bảo vệ da, tránh để cháy nắng, trầy xước da.

- Có chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn thịt đỏ cũng như uống sữa nguyên chất, uống rượu,… Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,…