Vảy nến móng tay là tình trạng không hiếm gặp. Bệnh gây thay đổi bề mặt móng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người mắc tự ti. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người bệnh. Ngoài các biện pháp điều trị Tây y, người mắc có thể chữa vảy nến móng tay tại nhà với các phương pháp nào? Mời bạn đọc thông tin trong bài viết sau!
Triệu chứng vảy nến móng tay
Bệnh vảy nến móng tay thường xảy ra cùng với các triệu chứng của bệnh vảy nến trên da. Nếu tình trạng này tự xảy ra, thường rất khó để chẩn đoán và có thể bị nhầm lẫn với các điều kiện khác. Hơn nữa, các triệu chứng vảy nến móng tay có thể khác nhau giữa những người bệnh và thay đổi khi triệu chứng tiến triển. Một số dấu hiệu của bệnh vảy nến móng là:
- Rỗ bề mặt móng.
- Bề mặt móng xuất hiện các rãnh chạy ngang móng từ biểu bì đến đỉnh móng.
- Dày móng do tăng sừng dưới da.
- Xuất hiện các chấm màu vàng dưới móng tay.
- Móng tay giòn và dễ gãy.
- Viêm khớp ở ngón tay hoặc ngón chân với tổn thương móng (viêm khớp vảy nến).
Nguyên nhân gây vảy nến móng tay
Vảy nến móng tay được gây ra bởi các cơ chế tự miễn dịch tương tự như bệnh vảy nến trên da. Vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng, hệ thống miễn dịch sẽ vô tình coi các mô bình thường là có hại và khởi động một cuộc tấn công miễn dịch. Mặc dù da là mục tiêu chính nhưng các mô khác, như móng cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm xảy ra sau đó kích hoạt sự tăng tốc quá trình sản xuất tế bào, được gọi là keratinocytes ở da, móng và các mô khác.
Ngoài ra, vảy nến móng tay cũng có yếu tố kích hoạt tương tự vảy nến nói chung, bao gồm: Mắc vảy nến trên da; bị viêm khớp vảy nến; thời tiết lạnh, khô; stress kéo dài; uống nhiều rượu, bia; hút thuốc lá,…
Bị vảy nến móng tay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khiến họ tự ti, mặc cảm, đặc biệt nếu người bệnh là nữ giới. Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn cải thiện vảy nến ở móng tay hiệu quả:
Chăm sóc móng tay
Để phòng ngừa bệnh vảy nến móng trở nên nặng hơn, bạn cần chú ý chăm sóc móng tay thật tốt với một số mẹo sau đây:
- Luôn cắt ngắn móng tay, dùng dũa để làm mịn các cạnh móng.
- Đeo găng tay khi rửa bát đĩa hoặc giặt quần áo để bảo vệ móng tay khỏi các chất hóa học.
- Hạn chế sử dụng sơn móng tay vì có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Sử dụng dầu dừa cho móng tay
Khi mắc vảy nến móng tay, bạn cần giữ ẩm cho phần móng và biểu bì. Một thảo dược tuyệt vời dành cho bạn là dầu dừa, bởi ngoài khả năng giữ ẩm, dầu dừa còn hoạt động như chất diệt nấm tự nhiên ngăn viêm nhiễm móng. Bạn hãy thoa một chút dầu dừa lên móng móng tay, phần biểu bì và da ở gốc móng tay. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp móng mềm, hạn chế giòn, gãy hiệu quả.
Dùng lô hội
Vảy nến móng thường khiến móng tay bị khô và dễ gãy. Do vậy, bạn có thể sử dụng lô hội để cải thiện tình trạng này. Lô hội giúp bổ sung và giữ độ ẩm cho da, ngăn móng khỏi gãy và da nổi đỏ. Ngoài ra, lô hội có chứa các chất kháng viêm. Do vậy, nó chống lại quá trình viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn hãy lấy gel từ lá lô hội, sau đó bôi lên phần móng bị vảy nến. Để nguyên cho đến khi gel được hấp thụ hoàn toàn. Lặp lại 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.
Dầu cây chè
Nhiễm nấm là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh vảy nến móng. Để giảm nguy cơ viêm nhiễm, bạn có thể dùng dầu cây chè. Đây là thảo dược có tính chất diệt khuẩn nấm, vi khuẩn rất mạnh nên nó giúp chống lại vi sinh vật và nấm gây viêm móng. Bạn hãy nhỏ 5 - 6 giọt dầu cây chè vào một chiếc bát chứa nước ấm. Sau đó, ngâm móng tay vào trong dung dịch này 15 phút rồi lau khô cẩn thận.
Ngoài cách trên, bạn có thể hòa 1 muỗng canh dầu dừa và 5 giọt dầu cây chè. Sau đó, nhúng một miếng bông sạch vào hỗn hợp và bôi lên phần móng bị vảy nến. Để nguyên trong vòng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Lau khô móng và bôi một chút kem dưỡng ẩm. Lặp lại cách này 2 hoặc 3 lần mỗi ngày sẽ giúp móng mềm hơn.
Sử dụng giấm táo
Giấm táo giúp khôi phục sự cân bằng pH tự nhiên của da và ngăn ngừa nhiễm nấm. Thêm nữa, thảo dược này ngăn ngừa viêm lan ra xung quanh và kiểm soát triệu chứng của vảy nến móng. Bạn hãy pha một muỗng cà phê giấm táo trong cốc nước và uống nó 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể hòa 1 phần giấm táo và 3 phần nước ấm, rồi cho móng tay ngâm trong dung dịch này từ 10 - 15 phút. Sau đó, lau khô móng bằng khăn mềm