Nhiều người quan tâm đến biểu hiện của bệnh vẩy nến và cách chữa trị hiệu quả, bởi nếu không phát hiện chính xác triệu chứng bệnh thì việc điều trị sẽ “tiền mất, tật mang”. Bài viết này sẽ giúp bạn chẩn đoán đúng các dấu hiệu đặc trưng của vẩy nến, từ đó, có cách điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh vẩy nến là gì?

Biểu hiện của bệnh vẩy nến khá đặc trưng và khó nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Nhiều người nhầm tưởng, vẩy nến chỉ có một loại nhưng thực chất, bệnh có nhiều thể với các biểu hiện đặc trưng khác nhau:

- Vẩy nến thể mảng: Đây là loại vẩy nến phổ biến nhất với khoảng 80% người mắc. Triệu chứng vẩy nến thể mảng là: Da xuất hiện các tổn thương sưng, đỏ, viêm, có vẩy trắng trên bề mặt và có thể ngứa ngáy, chảy máu do da bị khô, nứt nẻ. Đường kính tổn thương có thể từ 1 – 20cm và lan rộng khắp cơ thể.

- Vẩy nến thể giọt: Nhìn bề ngoài, tổn thương vẩy nến thể giọt khá giống vẩy nến thể mảng nhưng đường kính diện tích nhỏ hơn, từ 1 – 20mm. Loại vẩy nến này thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc thanh, thiếu niên. Có khoảng 10% người mắc vẩy nến thể này.

- Vẩy nến thể móng: Móng chân, tay của người mắc sẽ đổi màu thành trắng bạc hoặc vàng, móng sần sùi, biến dạng, thậm chí mất móng.

- Vẩy nến khớp: Khớp bị sưng, viêm, đỏ, khiến người mắc bị đau đớn, di chuyển khó khăn, thậm chí gây tàn tật.

- Vẩy nến đỏ da toàn thân: Da bị đỏ toàn thân và có vẩy trắng bao phủ tổn thương. Đây là thể vẩy nến nguy hiểm nhất, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc nếu không được điều trị sớm.

- Vẩy nến thể mủ: Mụn có mủ trắng, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân. Đây cũng là thể vẩy nến nguy hiểm và cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

hinh-anh-vay-nen-toan-than.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến 

Cách chữa trị vẩy nến hiện nay là gì?

Hiện nay, vẩy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng cách điều trị thì người mắc vẩy nến có thể cải thiện được các triệu chứng, kiểm soát bệnh tái phát hiệu quả. Phác đồ điều trị vẩy nến, bao gồm:

Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị vẩy nến được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc bôi, thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, người dùng không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của chuyên gia y tế.

- Thuốc điều trị tại chỗ dạng kem bôi được sử dụng cho người bị vẩy nến từ nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc này có tác dụng chống viêm, bong sừng bạt vẩy nến giúp cải thiện các triệu chứng vẩy nến nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên người dùng cần thận trọng.

- Thuốc điều trị toàn thân áp dụng cho tình trạng vẩy nến từ trung bình đến nặng. Đây là các loại thuốc ức chế miễn dịch, chống viêm,… giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh. Tuy nhiên, bởi tác dụng ức chế miễn dịch nên nếu dùng thuốc lâu dài, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, rối loạn làm giảm hiệu quả của thuốc, gây phụ thuộc thuốc. Ngoài ra, dùng thuốc kéo dài cũng khiến bệnh vẩy nến ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người dùng.

Áp dụng quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu là biện pháp sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo tia UV để chiếu lên các tổn thương vẩy nến, từ đó, giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này chi phí khá cao và có thể gây bỏng, ung thư da.