Vảy nến da mặt là tình trạng khá hiếm gặp. Tuy nhiên, khi mắc bệnh ở vị trí này, người bệnh sẽ rất tự ti, mặc cảm và mong muốn tìm được giải pháp điều trị nhanh nhất. Không ít người đã tự ý dùng các loại kem bôi và phải gánh chịu những tác dụng phụ nặng nề như giãn tĩnh mạch, mỏng da,… không thể phục hồi. Vậy bị vảy nến trên mặt phải làm sao? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.
Triệu chứng vảy nến da mặt
Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào. Trong đó, vảy nến da mặt có xu hướng ảnh hưởng đến lông mày, da giữa mũi và môi trên (nhân trung), phần trên của trán, đường chân tóc. Triệu chứng bệnh vảy nến ở da mặt tùy thuộc vào vị trí trên mặt bị ảnh hưởng. Cụ thể:
- Sưng, viêm ở mí mắt, bề mặt tổn thương có thể thấy vảy trắng. Nếu bị viêm trong thời gian dài không được điều trị, mí mắt sẽ khó đóng/mở, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
- Triệu chứng vảy nến ở tai: Vảy tích tụ và có thể chặn ống tai, gây giảm thính lực. Tuy nhiên, rất hiếm khi vảy nến ảnh hưởng đến tai trong.
- Vảy nến ở miệng: Vảy nến có thể mọc trên nướu, lưỡi, bên trong má hoặc trên môi của bạn.
Vảy nến ở mặt sẽ khiến người bệnh rất tự ti và tìm cách che giấu các tổn thương. Điều này khiến họ mệt mỏi và thu mình, ngại giao tiếp.
Nguyên nhân gây vảy nến ở mặt
Nguyên nhân bệnh vảy nến trên mặt cũng tương tự như ở các vị trí khác trên cơ thể. Tuy hiện nay chưa có thông tin chính xác về những yếu tố gây ra tình trạng này, nhưng các chuyên gia nhận định rằng, bệnh do sự rối loạn của hệ miễn dịch, kết hợp với những tác nhân nguy cơ từ môi trường.
Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách tấn công, tiêu diệt các vi khuẩn, virus khi chúng có ý định tấn công và gây bệnh cho chúng ta. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, khi bị bệnh tự miễn như vảy nến, chúng lại tấn công các tế bào da khỏe mạnh, khiến những tế bào da tăng sinh và chết đi nhanh chóng sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Điều này tạo nên các tổn thương da màu đỏ, sưng viêm và có vảy trắng.
Ngoài yếu tố kể trên, vảy nến cũng có thể phát triển khi có các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Di truyền: Khoảng 10% dân số thế giới mang gen vảy nến, nhưng chỉ 2 – 3% trong số này phát triển bệnh.
- Yếu tố lịch sử gia đình: Có người thân như ông, bà, cha mẹ, anh chị em ruột bị vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở những thành viên còn lại.
- Hút thuốc lá.
- Béo phì, thừa cân, lười vận động.
- Sử dụng một số loại thuốc.
- Nhiễm trùng.
- Uống quá nhiều rượu, bia.
- Stress kéo dài.
Một số bài thuốc thảo dược cải thiện vảy nến da mặt hiệu quả
Hiện nay, các phương pháp Tây y điều trị vảy nến da mặt thường được chỉ định. Chúng có thể là các loại thuốc bôi dạng gel, kem và các thuốc uống nếu có tổn thương vảy nến tại nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây kích ứng da, nhất là vùng da mắt và kèm theo những tác dụng phụ như khiến da mặt khó chịu, mỏng đi,… rất khó phục hồi. Do đó, nhiều người tìm đến các phương pháp sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, tuy cho hiệu quả chậm hơn Tây y nhưng lại rất an toàn, ít gây kích ứng cho da, nhất là đối với những vùng da nhạy cảm như da mặt. Người bệnh vảy nến có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:
- Dùng giấm táo: Giấm táo chứa hàm lượng acid hữu cơ nhẹ cùng nhiều thành phần như vitamin C, E,… rất tốt cho việc điều trị vảy nến ở mặt. Người bệnh chỉ cần dùng 2 thìa giấm táo, trộn thêm 2 thìa sữa tươi để tăng công dụng, sau đó thoa đều hỗn hợp này lên những vùng da mặt bị vảy nến. Để nguyên hỗn hợp này khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Thực hiện cách này kiên trì và thường xuyên, người bị vảy nến sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
- Nha đam (lô hội): Đây là thảo dược từ lâu đã nổi tiếng giúp dưỡng ẩm cho da, chứa nhiều vitamin có tác dụng làm mát da, giảm đau, làm lành vết thương, tái tạo phục hồi lại các tế bào rất tốt, do đó, nó có thể được sử dụng trong việc điều trị vảy nến ở mặt. Người bệnh chỉ cần lấy phần gel bên trong lá lô hội bôi lên vùng da mặt bị vảy nến thật nhẹ nhàng để dưỡng ẩm cho da, hạn chế khô da, bong tróc. Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày đến khi nào triệu chứng bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, trước khi bôi lên mặt, người bệnh nên bôi trước gel lô hội lên cổ tay và để trong khoảng 30 phút xem có xảy ra bất kỳ hiện tượng kích ứng da nào không rồi hay bôi vào mặt.
- Dùng dầu dừa: Loại dầu này chứa một lượng lớn acid béo chưa no cùng nhiều vitamin, khoáng chất canxi, kẽm, photpho và nhiều dưỡng chất khác giúp ích cho việc điều trị vảy nến ở mặt. Người bệnh lấy 2 - 3 giọt dầu dừa, xoa vào lòng bàn tay rồi thoa đều lên vùng da bị vảy nến, massage nhẹ nhàng trong 15 phút cho các dưỡng chất thấm đều, thực hiện liên tục 2 lần/ngày sẽ giúp giảm rõ rệt các triệu chứng vảy nến da mặt. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng loại dầu dừa nguyên chất, không dùng loại dầu dừa công nghiệp đã pha hay bán theo can, lít ngoài chợ.