Vảy nến mủ (thể mủ hoặc mụn mủ) là loại khá hiếm gặp nhưng được đánh giá là một trong những thể nặng của bệnh vảy nến. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách, người mắc có thể bị bội nhiễm, kèm theo nhiều biến chứng khó lường. Vậy triệu chứng vảy nến mủ là gì? Bệnh phát triển qua mấy giai đoạn và cách khắc phục ra sao cho hiệu quả mà vẫn an toàn? Mời bạn đọc bài viết sau!
Triệu chứng bệnh vảy nến mủ
Vảy nến mủ là tình trạng không phổ biến. Nó gây ra các đám mụn có mủ trắng trên nền da đỏ tươi. Mụn mủ có thể khu trú ở bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân.
Vảy nến mủ được chia thành 3 loại dựa vào vị trí xuất hiện và mức độ của thương tổn. Chúng bao gồm:
- Mụn mủ toàn thân: Đây là dạng vảy nến mủ hiếm gặp và thường xuất hiện ở người trưởng thành. Ngoài xuất hiện mụn, bệnh còn có một số biểu hiện như: Sốt, run rẩy, ngứa dữ dội, mất nước, kiệt sức, đau đầu, buồn nôn, yếu cơ, đau khớp, thiếu máu,... Thể vảy nến này có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, thậm chí ảnh hưởng đến tim và thận, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
- Các mụn nước ở vùng nhỏ trên cơ thể, thường là lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Các mụn mủ nhỏ, đau đớn xuất hiện trên đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân.
Bệnh vảy nến mủ phát triển qua mấy giai đoạn?
Vảy nến mủ phát triển qua 3 giai đoạn với những triệu chứng khác nhau. Nếu điều trị sớm, đúng cách thì mức độ cải thiện càng cao:
- Giai đoạn khởi phát: Đây là lúc mới phát bệnh, các biểu hiện chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người mắc có thể trải qua những đợt sốt kéo dài, khiến toàn thân đỏ ửng lên chỉ sau 1 ngày và kèm theo hiện tượng nóng rát. Các ban đỏ này lan ra toàn thân, trong nhiều trường hợp, nó ảnh hưởng đến cả vùng sinh dục khiến người mắc mệt mỏi.
- Giai đoạn hình thành mủ: Sau 24 – 36 giờ da đỏ xuất hiện thì mủ bắt đầu hình thành trong các mụn. Các nốt mụn mủ này mọc thành từng đám hoặc rải rác chứ không tập trung ở 1 vùng nhất định. Nhưng nếu không được điều trị, chúng sẽ tập hợp lại thành các đám với đường kính từ 1 – 3cm và vỡ ra bất kỳ lúc nào, dẫn đến tình trạng da sung huyết.
Các phương pháp điều trị vảy nến mủ hiệu quả hiện nay
Vảy nến mủ được đánh giá là lành tính, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bệnh có thể gây nguy hại cho sức khỏe người mắc nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để cải thiện triệu chứng. Khi bị vảy nến mủ, phương pháp quang hóa trị liệu rất ít khi được sử dụng vì làn da bị tổn thương nghiêm trọng có thể bỏng, ung thư,…
- Điều trị tại chỗ: Đây là phương pháp sử dụng các loại kem bôi, gel,… thoa trực tiếp lên tổn thương vảy nến. Tùy vào cơ địa mỗi người mà chúng phát huy hiệu quả khác nhau. Bên cạnh đó, thuốc có thể gây tác dụng phụ mỏng da, teo da, giãn tĩnh mạch,… khó phục hồi nên người dùng cần cực kỳ thận trọng.
- Sử dụng thuốc toàn thân: Đối với người bị vảy nến mủ tổng quát, việc sử dụng retinoids ngay từ giai đoạn đầu là điều không tránh khỏi. Đây là thuốc ức chế miễn dịch, chống viêm,… giúp giảm nhanh triệu chứng đau rát, ngứa ngáy do vảy nến mủ. Tuy nhiên, cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị đã được hướng dẫn để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Người mắc vảy nến mủ cần tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh bằng cách thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, bao gồm:
+ Quản lý tốt tình trạng stress, căng thẳng: Bạn có thể nghe nhạc, xem phim hài, tập thiền, làm vườn, đọc sách,… để giữ tinh thần luôn thoải mái, sảng khoái.
+ Tăng cường vận động, ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập từ đơn giản đến phức tạp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…
+ Hạn chế sử dụng rượu, bia: Điều này làm giảm nguy cơ gây bệnh vảy nến cũng như giúp tăng cường hiệu quả điều trị.
+ Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của chuyên gia bởi một số loại thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị vảy nến.
+ Bỏ hoặc không hút thuốc lá.
+ Bảo vệ da khỏi trầy xước, cháy nắng: Làm tốt điều này có thể ngăn ngừa được nguy cơ vảy nến hình thành trên các tổn thương da.