Vảy nến móng tay là bệnh gì? Dấu hiệu bệnh vảy nến móng tay

Vảy nến (vẩy nến) rất “yêu thích” xuất hiện ở tay. Bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến cánh tay, bàn tay, móng tay với những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Ước tính hiện nay, trên thế giới có khoảng 125 triệu người mắc vảy nến, trong đó có 2,5 triệu người Việt Nam.

Vảy nến móng tay rất dễ bị nhầm lẫn với nấm móng tay. Do đó, cần phải xác định chính xác từng loại bệnh để có biện pháp xử trí, điều trị phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở móng.

- Móng bị đổi màu: Móng tay của bạn có thể chuyển sang màu vàng hoặc, trắng đục hoặc nâu.

- Bề mặt móng bị rỗ, có những đốm nhỏ màu đỏ hoặc trắng.

- Móng dày lên: Khoảng 1/3 số người bị vảy nến thể móng có thể bị nhiễm nấm khiến móng tay dày lên.

- Móng có thể bị giòn và dễ gãy. Trong nhiều trường hợp, móng bị bung ra khỏi lớp thịt bên dưới.

76.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Hiếm khi, vảy nến móng tay chỉ xuất hiện đơn độc tại vị trí móng. Chúng có thể xuất hiện cùng với dấu hiệu bệnh tại những vị trí khác của cơ thể. Một số thay đổi về móng có thể khiến bạn sử dụng các công việc liên quan đến tay khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người mắc.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở móng tay cũng tương tự nguyên nhân hình thành vảy nến tại các vị trí khác của cơ thể. Dưới đây là những phân tích cụ thể:

Sự rối loạn hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của chúng ta bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách phát hiện và tiêu diệt những tế bào lạ như virus, vi khuẩn,… Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, suy yếu, tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch sẽ nhận diện nhầm và tấn công tế bào biểu bì da của cơ thể. Điều này gây ra tình trạng viêm bên trong cơ thể, đó là nguyên nhân gây ra triệu chứng vảy nến trên da.

Thông thường, chu kỳ sống của tế bào khoảng 28 – 30 ngày. Nhưng trong trường hợp bị vảy nến, quá trình này bị đẩy nhanh gấp 10 lần, các tế bào chết sau 3 – 4 ngày được nâng lên bề mặt và không kịp rơi ra ngoài cơ thể. Chúng tích tụ và gây nên những mảng tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng và ngứa ngáy bên trên bề mặt da.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Một số yếu tố làm tăng sự trầm trọng của bệnh vảy nến, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: 1/3 người bị vảy nến nói rằng, họ có họ hàng cũng mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 10% dân số mang một hoặc nhiều gen bệnh vảy nến, nhưng chỉ 2 - 3% trong số đó phát triển bệnh này.

- Tổn thương da: Vết cắt, vết xước, vết cắn, nhiễm trùng, vết xăm trên da, vết cháy nắng cũng có thể kích hoạt vảy nến bùng phát.

- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng Strep (viêm họng liên cầu khuẩn), đau tai, viêm phế quản, viêm amidan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi cũng có thể gây ra các vấn đề về da của bạn.

- Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể làm cho bệnh vảy nến tồi tệ hơn, bao gồm:

+ Thuốc điều trị tăng huyết áp

+ Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

+ Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực và các bệnh tâm thần khác

+ Thuốc chống sốt rét

+ Thuốc điều trị viêm

- Căng thẳng, stress kéo dài.

- Thừa cân, béo phì: Những người này thường phát triển vảy nến ở nếp nhăn và nếp gấp da.

- Hút thuốc lá: Người hút thuốc thường xuyên có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vảy nến so với người không hút thuốc. Nếu có tiền sử gia đình mắc vảy nến, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao gấp 9 lần người khác. Hút thuốc cũng làm cho việc điều trị bệnh vảy nến trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

- Uống nhiều rượu: Thức uống này làm tăng nguy cơ bị vảy nến. Ngoài ra, rượu có thể làm cho hiệu quả điều trị vảy nến kém đi.

Cách điều trị vảy nến móng tay hiệu quả

Nếu không điều trị vảy nến móng tay sớm, chúng có thể biến dạng và gây ra một số biến chứng khác. Các biện pháp điều trị được chuyên gia khuyến cáo, bao gồm:

Biện pháp bảo vệ móng tay

- Cắt ngắn móng tay để chúng không bị gãy, xước.

- Đeo găng tay mỗi khi bạn làm việc để bảo vệ móng tay khỏi bị thương.

- Đeo găng tay cao su khi rửa bát, giặt quần áo để tránh móng tiếp xúc với hóa chất.

- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho móng tay, phần da tay quanh móng để tránh móng giòn, dễ gãy.