Vảy nến là bệnh mạn tính khá phổ biến. Theo thống kê, đây là bệnh đứng thứ 2 về số người đến khám tại các phòng khám da liễu. Vảy nến khuỷu tay là tình trạng thường gặp và tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy, làm sao để nhận biết và cách điều trị vảy nến ở khuỷu tay ra sao cho hiệu quả? Xem ngay bài viết sau!
Bệnh vảy nến có mấy loại?
Theo thống kê, vảy nến ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Mọi người thường biết đến bệnh với các dấu hiệu da đỏ, sưng viêm và bong vảy mà không biết rằng, vảy nến có rất nhiều loại với các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là 7 loại vảy nến phổ biến:
- Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% người bị vảy nến. Bệnh gây ra các tổn thương da đỏ, sưng viêm, có vảy trắng bao phủ. Loại này thường ảnh hưởng đến vùng da tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,…
- Vảy nến thể giọt: Da có các đốm nhỏ tổn thương như giọt nước ở cánh tay, chân hoặc lan rộng ra toàn thân. Bệnh thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và trẻ em. Các tác nhân kích thích có thể là nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm amidan, căng thẳng, tổn thương da, dùng thuốc chống sốt rét và beta-blocker.
- Bệnh vảy nến mụn mủ: Da đỏ và có vảy với những mụn nhỏ li ti ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Bệnh vảy nến đảo ngược: Gây ra các tổn thương da màu đỏ tươi, mịn, không có vảy ở nếp gấp da như nách, háng và dưới vú.
- Bệnh vảy nến đỏ da toàn thân: Gây đỏ da và bong vảy trên phần lớn diện tích da của cơ thể. Nó được kích hoạt bởi tình trạng cháy nắng nghiêm trọng, nhiễm trùng và ngừng một số loại thuốc điều trị bệnh vảy nến. Bệnh cần được điều trị ngay lập tức vì nó có thể dẫn đến tình trạng nặng như sốt, ớn lạnh.
- Vảy nến móng: Bệnh khiến móng chân, tay bị đổi màu, sần sùi, biến dạng, thậm chí mất móng.
- Vảy nến khớp: Bệnh khiến khớp sưng viêm và tấy đỏ.
Bệnh vảy nến khuỷu tay: Dấu hiệu và nguyên nhân là gì?
Bệnh vảy nến khuỷu tay thường có triệu chứng của vảy nến thể mảng. Chúng gây ra các mảng tổn thương ở khuỷu tay hoặc là một trong nhiều vị trí bệnh trên khắp cơ thể.
Vảy nến khuỷu tay thường có biểu hiện như:
- Xuất hiện mảng tổn thương màu đỏ, sưng viêm ở khuỷu tay;
- Da khô, có thể nứt nẻ, chảy máu.
- Ngứa ngáy và bong tróc vảy trắng.
Không ai biết nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến nói chung và vảy nến ở khuỷu tay nói riêng nhưng các chuyên gia tin rằng, đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Sự rối loạn, nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch gây ra viêm sẽ kích hoạt các tế bào da mới hình thành quá nhanh. Thông thường, tế bào da được thay thế sau mỗi 28 - 30 ngày. Nhưng khi bị bệnh vảy nến, các tế bào mới phát triển quá nhanh sau 3 - 4 ngày. Sự tích tụ của tế bào cũ được thay thế bởi tế bào mới, tạo ra các vảy bạc kèm theo những dấu hiệu kể trên.
Bệnh vảy nến có xu hướng chạy trong các gia đình nhưng nó có thể “nhảy cóc” theo thế hệ. Ví dụ, ông nội và cháu trai có thể bị ảnh hưởng trong khi, bố mẹ lại không mắc bệnh.
Ngoài nguyên nhân trên, những yếu tố có thể kích hoạt sự bùng phát của bệnh vảy nến bao gồm:
- Vết cắt, trầy xước hoặc phẫu thuật;
- Căng thẳng, stress kéo dài;
- Nhiễm trùng Strep (viêm họng liên cầu khuẩn);
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét, lithium,…
Cách điều trị bệnh vảy nến ở khuỷu tay
Vảy nến ở khuỷu tay nói riêng và bệnh vảy nến nói chung đến nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng may mắn thay, có nhiều phương pháp điều trị, giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Chúng có thể bao gồm sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu hoặc thay đổi lối sống. Việc áp dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào kích thước tổn thương, vị trí tổn thương, tuổi tác, sức khỏe tổng thể của bạn. Một số hướng điều trị thường được chỉ định:
- Sử dụng kem steroid;
- Thoa kem dưỡng ẩm cho da khô;
- Sử dụng chế phẩm chứa than đá (phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh vảy nến da đầu có sẵn trong các loại kem, bọt, dầu gội và dung dịch tắm);
- Thoa kem hoặc thuốc mỡ;
- Thoa kem retinoid.
Ngoài ra, các phương pháp điều trị bệnh vảy nến khuỷu tay từ trung bình đến nặng bao gồm:
- Liệu pháp ánh sáng. Ánh sáng cực tím sẽ được chiếu vào da để làm chậm sự phát triển của các tế bào da. Tuy được đánh giá là an toàn nhưng chi phí khá cao và nếu không thận trọng, nó vẫn có thể gây bỏng, ung thư da.
- Sử dụng Methotrexate: Loại thuốc này giúp giảm triệu chứng vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có thể ảnh hưởng đến tủy xương, gây bệnh gan cũng như các vấn đề về phổi. Vì vậy, nó chỉ dành cho những trường hợp bị vảy nến nghiêm trọng. Người bệnh cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Retinoids: Thuốc dạng viên, kem, bọt, nước thơm và gel liên quan đến vitamin A giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến. Tuy nhiên, retinoids có thể thấy tác dụng phụ nghiêm trọng như gây dị tật bẩm sinh. Vì vậy, chúng không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có con.
- Phương pháp điều trị sinh học. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức để kiểm soát tốt hơn tình trạng viêm do bệnh vảy nến.