Bệnh vẩy nến da đầu theo cách chia thể của bệnh vẩy nến thì nó thuộc thể thông thường. Bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến da đầu nói riếng là một bệnh da có vẩy mạn tính, thường gặp, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Vẩy nến da đầu có vẩy rõ ràng, dầy và đỏ, thường rõ nhất ở đường chân tóc và sau tai. Một vài người bị vẩy nến da đầu sau một thời gian dài có thể bị rụng tóc.

Trong những năm gần đây, theo thống kê, tỷ lệ người tới điều trị vẩy nến da đầu ngày càng cao. Triệu chứng xuất hiện là những đám mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ ràng, hơi gồ cao, thường thấy rõ nhất theo mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Vẩy thường bong ra nhiều người nhầm lẫn là gầu. Thông thường lớp biểu bì có thời gian tái tạo từ 50 – 57 ngày tuy nhiên khi mắc bệnh vẩy nên da đầu, lợ biểu bì da đầu bị rút ngắn xuống còn có 8 – 9 ngày...Bệnh vẩy nến  da đầu là bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hướng lớn tới thẩm mỹ và tâm lý, đặc biệt là nhiều người nhìn thấy còn sợ lây lan nên tránh xa.

Chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu

Bệnh vẩy nến da đầu thường dễ nhìn, dễ chẩn đoán. Vẩy nến da đầu có vẩy rõ ràng, dầy và đỏ, thường rõ nhất ở đường chân tóc và sau tai. Một vài người bị vẩy nến da đầu kéo dài bị rụng tóc. Một số trường hợp có triệu chứng không rõ rạng nên dễ nhầm với bệnh chàm da, nấm da. Do đó để chẩn đoán chính xác cần phần cần phải làm sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.

Da đầu là vị trí xuất hiện thương tổn sớm và thường bị tổn thương ở người bị vẩy nến. Vùng da đầu cũng chỉ là một trong những vị trí xuất hiện của thương tổn vẩy nến. Thương tổn vẩy nến ở da đầu thường có khuynh hướng lan ra phía trước, ở trán tạo thành hình móng ngựa. Những trường hợp nặng, thương tổn lan rộng khắp da đầu và vẩy da có thể bao phủ toàn bộ da đầu. Tóc ở thương tổn vẩy nến vẫn mọc bình thường, xuyên qua các lớp vẩy da kể cả những trường hợp bệnh nặng.