Vẩy nến là bệnh tự miễn mạn tính, điều này đồng nghĩa với việc bệnh chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Vậy, bệnh vẩy nến có nguy hiểm không và có những phương pháp nào kiểm soát tình trạng bệnh? Đọc ngay bài viết dưới đây.

Bệnh vẩy nến là gì?

Bệnh vẩy nến là gì (hoặc vảy nến là gì) là thắc mắc của nhiều người. Có những người khi đi khám mới phát hiện mình bị bệnh nhưng cũng không thực sự hiểu biết về vẩy nến. Chính vì thế, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Vẩy nến là bệnh tự miễn mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Triệu chứng vẩy nến đặc trưng là các tổn thương da đỏ, ngứa ngáy và có vẩy trắng trên da. Bệnh gồm có nhiều thể như vẩy nến thể mảng, thể đảo ngược, thể đỏ da toàn thân, thể giọt, thể mụn mủ, thể móng khớp.

hinh-anh-vay-nen-toan-than.jpg

Hình ảnh vảy nến toàn thân 

Nguyên nhân vẩy nến là gì?

Vẩy nến là bệnh ngoài da nhưng nguyên nhân vẩy nến không xuất phát từ da mà do sự suy yếu của hệ miễn dịch cùng nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường và thói quen sống thiếu khoa học của người mắc. Chúng ta cùng tìm hiểu.

Hệ miễn dịch suy yếu

Hệ miễn dịch là “hệ thống phòng thủ”, giúp cơ thể nhận diện, tấn công các “khách không mời mà đến” như virus, vi khuẩn, từ đó, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Nhưng ở bệnh vẩy nến, hệ miễn dịch bị suy yếu và nhận diện nhầm các tế bào da của cơ thể là những “khách lạ” và tấn công các tế bào này, gây nên bệnh vẩy nến. Bạch cầu tìm thấy trong máu, tủy xương, các hạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.

Vậy, tại sao hệ miễn dịch bị suy yếu?

- Do tủy xương bị ức chế khi bị ung thư,…

- Do hệ bạch huyết, nách, ức bị oxy hóa

- Do thiếu chất dinh dưỡng: Hệ miễn dịch khỏe mạnh khi được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Khi cơ thể thiếu dinh dưỡng thì hệ miễn dịch cũng sẽ bị suy yếu.

Ngoài ra, thói quen sống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch bao gồm: Hút thuốc, uống rượu, căng thẳng quá mức, stress thường xuyên, ngủ ít, béo phì, lười vận động, ăn kiêng không đúng cách, không bảo vệ da dưới nắng,…

Các yếu tố nguy cơ khác gây vẩy nến

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị vẩy nến khi có các yếu tố dưới đây:

- Lịch sử gia đình có người bị vẩy nến: Vẩy nến là bệnh di truyền nên nếu gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh chị em ruột đã bị vẩy nến thì nguy cơ mắc bệnh cũng lớn.

- Bị các tổn thương trên da như vết xước da, vết tiêm chủng, vết xăm,… Vẩy nến có thể hình thành ngay trên các tổn thương da này.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực,… cũng có thể kích hoạt vẩy nến.

Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không?

Tuy vẩy nến là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị, vẩy nến sẽ không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Để trả lời cho câu hỏi: Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không, chúng ta hãy xem các biến chứng vẩy nến dưới đây:

Nếu không được điều trị sớm, vẩy nến có thể gây ra các biến chứng sau đây:

- Viêm khớp vẩy nến: Viêm khớp vẩy nến là một loại viêm khớp khiến các khớp sưng lên, đau đớn và cứng. Người ta ước tính rằng, khoảng 30% những người bị bệnh vẩy nến cũng sẽ phát triển viêm khớp vẩy nến. 

 - Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch còn được gọi là xơ cứng động mạch, là sự tích tụ các chất trong động mạch bao gồm mỡ, cholesterol và canxi. Điều này khiến các động mạch trở nên hẹp hơn, do đó máu khó chảy qua chúng hơn. Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. 

- Tăng huyết áp: Những người bị bệnh vẩy nến ở mức độ vừa phải sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 20%, người bị bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ bị huyết áp cao hơn 48% so với những người không mắc bệnh vẩy nến. 

- Tiểu đường và béo phì: Bệnh vẩy nến, tiểu đường và béo phì có mối liên hệ thân thiết. Một số loại thuốc trị bệnh vẩy nến cũng có thể gây béo phì hoặc tiểu đường.