Vảy nến là bệnh mạn tính, gây ra các tổn thương da sưng viêm, đỏ rát trên da. Nhiều người thắc mắc, bị vảy nến có nguy hiểm không, ảnh hưởng của bệnh vảy nến đến cơ thể như thế nào? Hãy đọc bài viết sau để có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc trên.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay. Việt Nam hiện ghi nhận khoảng 2,5 triệu người mắc vảy nến và con số này không có dấu hiệu dừng lại. Biểu hiện đặc trưng nhất để nhận diện bệnh vảy nến là trên da có các mảng tổn thương đỏ, sưng viêm, có vảy trắng bao phủ, kèm theo tình trạng ngứa ngáy hoặc da nứt nẻ, chảy máu. Vậy bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Nhìn chung, vảy nến là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số ảnh hưởng của bệnh:

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến da

Triệu chứng đặc trưng của bệnh vảy nến là những mảng da đỏ, nổi lên và có lớp vảy bạc bên trên. Đây là dấu hiệu điển hình của vảy nến mảng bám – thể bệnh chiếm tỷ lệ 4/5 số trường hợp mắc. Hầu hết người bị bệnh vảy nến mảng bám sẽ bị ngứa và/hoặc nóng rát tại vị trí các tổn thương.

Ngoài ra, vảy nến có thể gây ra tình trạng mụn mủ trên da, khiến da đỏ rát toàn thân,… gây tổn thương da và ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

benh-vay-nen-anh-huong-den-da.jpg

Bệnh vảy nến gây tổn thương da

Bệnh vảy nến, tiểu đường và bệnh tim

Có lẽ tác dụng đáng lo ngại nhất của bệnh vảy nến không phải bất kỳ triệu chứng nào mà là mối liên hệ của nó với các tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều. Bao gồm: Huyết áp cao, bệnh tim và đau tim, tiểu đường.

Vảy nến không trực tiếp gây ra bất kỳ loại bệnh nào trong số này. Thay vào đó, tất cả chúng được kết nối với các điều kiện cơ bản, ví dụ, vảy nến có thể được kích hoạt bởi béo phì, căng thẳng kéo dài, hút thuốc và một số yếu tố lối sống khác,... những tác nhân tương tự gây huyết áp cao, bệnh tim và tiểu đường.

Bệnh vảy nến và viêm khớp

Có nhiều dạng viêm khớp, một số nguyên nhân là do chấn thương cơ thể và số khác là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Bởi vảy nến cũng là một rối loạn miễn dịch nên mắc bệnh có nghĩa là bạn tiềm ẩn nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn. Khoảng 25% người mắc vảy nến sẽ bị viêm khớp vảy nến, một tình trạng dẫn đến đau, cứng và sưng ở khớp.

Viêm khớp vảy nến là một tình trạng mạn tính, không thể chữa khỏi nhưng có thể được điều trị. Do đó, người bệnh nên tập thể dục hàng ngày hoặc áp dụng vật lý trị liệu để làm giảm đáng kể triệu chứng viêm khớp mà không cần thuốc. Giảm cân và cải thiện chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ phát triển viêm khớp vảy nến.

Vẻ đẹp và ngoại hình cá nhân

Đối với nhiều người, ảnh hưởng đau đớn nhất của bệnh vảy nến là cách nó ảnh hưởng đến ngoại hình. Nhiều người bị vảy nến sẽ cố gắng che vết thương bằng quần áo hoặc trang điểm, thậm chí là tránh né giao tiếp.

Trầm cảm, lo âu và bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có liên quan đến tỷ lệ lo lắng và trầm cảm cao hơn. Điều này có thể phản ánh các tác động xã hội của bệnh vảy nến. Những người mắc bệnh vảy nến tìm thấy sự giải thoát khỏi trầm cảm theo nhiều cách như: Tham dự các nhóm với những người bị vảy nến khác; Tham dự buổi tâm lý trị liệu; Áp dụng các phương pháp điều trị bệnh.

Phác đồ điều trị vảy nến hiện nay

Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các biện pháp dưới đây, triệu chứng bệnh có thể được cải thiện:

Sử dụng thuốc điều trị vảy nến

Thuốc điều trị vảy nến được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc bôi, thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

- Thuốc điều trị tại chỗ dạng kem bôi được sử dụng cho tình trạng vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc này có tác dụng chống viêm, bong sừng bạt vảy, giúp cải thiện triệu chứng vảy nến nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

- Thuốc điều trị toàn thân áp dụng cho tình trạng vảy nến từ trung bình đến nặng. Đây là các loại thuốc ức chế miễn dịch, chống viêm,… giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, bởi tác dụng ức chế miễn dịch nên nếu dùng thuốc lâu dài, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, rối loạn, làm giảm hiệu quả của thuốc, gây phụ thuộc thuốc. Ngoài ra, dùng thuốc kéo dài cũng khiến bệnh vảy nến ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ cho người dùng.

Cách điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu là biện pháp sử dụng ánh sáng nhân tạo tia UV để chiếu lên các tổn thương vảy nến, từ đó, giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này chi phí khá cao và có thể gây bỏng, ung thư da.