Câu hỏi: Chào chuyên gia! Cho cháu hỏi, bệnh vảy nến có chữa được không ạ? Cháu mới phát hiện bị vảy nến cách đây 2 tuần với tình trạng da bong tróc và sưng, viêm kèm theo ngứa ngáy ở da đầu nên hiện tại đang rất tự ti và mặc cảm. Cháu nên làm gì để nhanh chóng thoát khỏi bệnh này ạ? Cháu xin cảm ơn chuyên gia! (Nguyễn Minh – Hà Nội).
Trả lời:
Chào bạn!
Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng hiện tại của bạn. Đây cũng là tâm lý chung của tất cả những người bị vảy nến. Để giải đáp thắc mắc bệnh vảy nến có chữa được không, mời bạn tìm hiểu một số thông tin sau:
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh ngoài da hình thành do sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch. Các dấu hiệu nhận biết vảy nến khá rõ ràng, người bệnh có thể tự kiểm tra tại nhà. Chúng bao gồm:
- Da xuất hiện các tổn thương màu đỏ, sưng, viêm, có kích thước nhỏ như giọt nước cho đến các mảng lớn, đường kính 20 cm hoặc bao phủ toàn bộ cơ thể.
- Trên bề mặt tổn thương có các vảy trắng, bạc, bong tróc.
- Da có thể bị ngứa, nứt nẻ hoặc chảy máu.
Các triệu chứng trên thuộc loại vảy nến thể mảng – thể phổ biến nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp những loại vảy nến khác như thể giọt, đảo ngược, thể mụn mủ, đỏ da toàn thân, vảy nến móng, viêm khớp vảy nến,…
Như thông tin bạn Nguyễn Minh cung cấp thì có thể bạn đã bị vảy nến thể mảng trên da đầu. Đây là loại thường gặp ở vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,… với các tổn thương bong tróc vảy trắng, kèm theo ngứa ngáy.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Bạn Nguyễn Minh thân mến!
Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì có nhiều phương pháp giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng, viêm đỏ,… đồng thời, phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến hiệu quả.
Bạn mới phát hiện bị vảy nến 2 tuần thì đây là trường hợp nhẹ. Nếu áp dụng đúng các phương pháp điều trị, bệnh của bạn sẽ tiến triển rất tích cực và ít có khả năng lan rộng cũng như biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay là gì?
Mục tiêu điều trị vảy nến hiện nay là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Chúng bao gồm: Sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống tích cực.
Thay đổi lối sống khoa học
Thay đổi lối sống là bước đầu tiên để cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả. Người bệnh cần thực hiện một số cách sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa,…); Uống sữa; Hạn chế uống rượu, bia bởi đây đều là những chất gây viêm. Ngoài ra, người mắc nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu,…
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao tối thiểu 30 phút/ngày.
- Quản lý tốt stress, căng thẳng bằng cách thiền, tập yoga, viết nhật ký, xem video hài,…
- Giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc điều trị vảy nến bao gồm: Điều trị tại chỗ bôi ngoài da và điều trị toàn thân bằng thuốc uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
- Điều trị tại chỗ: Phương pháp này áp dụng cho tình trạng vảy nến nhẹ hoặc mới mắc bệnh. Tuy có tác dụng giảm sưng, viêm, bong tróc nhưng nếu dùng trong thời gian dài, thoa lên các vùng da nhạy cảm như mặt,… nó có thể gây mỏng da, giãn tĩnh mạch,… nên bạn hãy thận trọng.
- Điều trị vảy nến toàn thân: Đây là phương pháp áp dụng cho tình trạng vảy nến mức độ trung bình đến nặng. Các loại thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, chống viêm nên giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả.
Chữa vảy nến bằng quang hóa trị liệu
Đây là phương pháp điều trị sử dụng tia cực tím chiếu lên vùng tổn thương da, từ đó cải thiện triệu chứng vảy nến. Tuy có hiệu quả nhưng hạn chế của phương pháp này là chi phí điều trị cao và một số tác dụng phụ như bỏng da, ung thư da.
Các phương pháp trên mới chỉ đáp ứng được 1 trong 2 mục tiêu điều trị vảy nến là cải thiện triệu chứng, còn chưa thể ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Ngoài ra, thuốc chữa vảy nến có cơ chế ức chế hệ miễn dịch, nên nếu sử dụng lâu dài hoặc quá liều sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó, làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến. Bên cạnh đó, các loại thuốc tây thường tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm: Suy gan, xơ gan, suy thận, làm mỏng da, loãng xương,… nên đây không phải là giải pháp tối ưu cho người bị vảy nến.