Vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Nhiều người lo lắng rằng, khi bị bệnh vảy nến trong thời gian mang thai, liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi và sức khỏe người mẹ hay không? Nếu bạn có chung thắc mắc này thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây.

Cơ chế gây bệnh vảy nến

Vảy nến là tình trạng viêm mạn tính ảnh hưởng chủ yếu đến da của người mắc. Các triệu chứng đặc trưng trên da là những tổn thương đỏ, sưng viêm, có vảy trắng trên bề mặt. Thông thường, tế bào da mất 28 – 30 ngày để hình thành, phát triển, chết đi, nâng dần lên bề mặt và rơi ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc vảy nến, quá trình này bị đẩy nhanh 10 lần, tế bào da chỉ mất 3 – 4 ngày để hình thành, các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt nhưng không thể rơi ra khỏi cơ thể, tạo thành những mảng tổn thương da đặc trưng.

85.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có mấy loại?

Vảy nến có nhiều loại khác nhau. Việc xác định chính xác bạn mắc loại bệnh nào giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Dưới đây là những thể vảy nến phổ biến:

- Vảy nến thể mảng: Đây là loại vảy nến phổ biến, ảnh hưởng đến 80% người bị bệnh. Da xuất hiện các mảng tổn thương từ 2 – 20 cm, có vảy trắng, sưng viêm, ngứa ngáy và thường tập trung ở vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,…

- Vảy nến thể giọt: Bệnh gây ra các tổn thương đỏ, sưng viêm, có vảy trắng bao phủ với vảy nến giọt từ 2 – 20mm và mọc tập trung ở cánh tay, chân hoặc lan ra toàn thân. Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên thường bị loại bệnh này.

- Vảy nến thể mủ: Xuất hiện các đám mụn đầu mủ trắng trên nền da viêm đỏ. Bệnh thường tập trung ở bàn chân, bàn tay hoặc toàn thân.

- Vảy nến đảo ngược: Tổn thương da màu đỏ tươi, mịn, không có vảy ở các nếp gấp da như nách, háng, lớp da dưới ngực.

- Vảy nến đỏ da toàn thân: Da toàn thân đỏ rộp, có lớp vảy trắng bao phủ. Đây là loại vảy nến hiếm gặp và rất nguy hiểm bởi nó có thể khiến người mắc sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim,...

- Vảy nến thể móng: Vảy nến ở móng khiến móng chân, tay bị sần sùi, đổi màu, biến dạng, thậm chí gây mất móng.

- Vảy nến thể khớp (viêm khớp vảy nến): Khớp bị vảy nến tấn công sẽ sưng, viêm và đau, tấy đỏ. Khớp ngón tay, ngón chân thường được vảy nến khớp “hỏi thăm”.

Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chắc hẳn, rất nhiều người lo lắng không biết người bị vảy nến khi sinh con thì có ảnh hưởng đến em bé không. Thực tế, hiện nay chưa có cơ sở khoa học khẳng định bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến thai nhi, trừ vấn đề nguy cơ trẻ bị di truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp chỉ khoảng 8.1%. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu đã từng bị vảy nến hoặc bùng phát vảy nến khi đang mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy đến gặp các chuyên gia để được tư vấn và có hướng xử trí phù hợp. Không nên tự ý dùng thuốc bởi có thể không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tăng cường tiêu thụ một số thực phẩm sau:

- Cá biển: Nên ăn những loại cá biển, cá da trơn có nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ba sa. Omega-3 có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leukotriene 3 và 5.

- Rau quả chứa nhiều beta – caroten như cà rốt, xoài, bơ,…

- Mè đen: Đây là loại hạt vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự Omega-3, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da.

Cách điều trị vảy nến hiệu quả

Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi vảy nến hoàn toàn nhưng người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để kiểm soát triệu chứng hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.

Dùng thuốc điều trị

Tùy vào mức độ của bệnh, người mắc sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi, uống hoặc tiêm,… Những loại thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng vảy nến nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến gan, thận nên người dùng cần thận trọng.

Quang hóa trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng tia UV giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến. Phương pháp này khá hiệu quả, an toàn nhưng cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư da, bỏng da nếu áp dụng sai cách hoặc kéo dài.

Thay đổi lối sống kết hợp sử dụng thảo dược

Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, người mắc vảy nến cần:

- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày.

- Hạn chế các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa,…); Hạn chế sữa và những sản phẩm từ sữa; Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, cá biển (cá hồi, cá trích), những loại hạt,… vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

- Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, stress.

- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.

- Bảo vệ da khỏi trầy xước, cháy nắng.