Á vẩy nến là bệnh có nhiều đặc điểm chung với bệnh vẩy nến với các tổn thương da đỏ, có vẩy trắng. Vậy, bệnh á vẩy nến có lây không, cách điều trị ra sao hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bệnh á vẩy nến là gì?

Á vẩy nến (á vảy nến) là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người. Bệnh gây ra các tổn thương da đỏ với nhiều lớp vẩy da xếp chồng lên nhau, sau đó bong tróc, chảy dịch rất mất thẩm mỹ.

Bệnh á vẩy nến được chia làm ba thể chính:

- Á vẩy nến thể giọt: Da bị tổn thương và xuất hiện các nốt sần có hình dạng dấu ấn ngón tay.

- Á vẩy nến thể mảng nhỏ: Da bị viêm với các nốt á sừng có hiện tượng tiết dịch ngoài, làm thâm nhiễm lympho quanh mô bào mạch máu tại lớp biểu bì ở da. Tại vị trí bị tổn thương, á vẩy nến mảng nhỏ có màu đỏ hoặc hồng nâu, đôi lúc xuất hiện hình oval. Á vẩy nến dạng này có thể xuất hiện quanh thân, người, các vẩy da gây ngứa nhưng thường không để lại sẹo.

- Á vẩy nến thể mảng lớn: Bệnh thường có dạng lâm sàng lành tính, có thể gây ra một số tổn thương sạm da, thượng bì teo. Bên cạnh đó, á vẩy nến mảng lớn có màu hồng nhạt, xuất hiện rải rác quanh đùi, toàn cơ thể và gây ngứa nhẹ.

benh-vay-nen-anh-huong-den-da.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến 

Bệnh á vẩy nến có lây không? Nguyên nhân gây bệnh á vẩy nến

Á vẩy nến là bệnh ngoài da với các tổn thương khá đáng sợ nhưng không phải do vi khuẩn, virus nên không lây nhiễm thông qua tiếp xúc từ người bệnh sang người lành. Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi bắt tay, ôm, dùng chung đồ với người bị bệnh. Hãy giúp đỡ, động viên người mắc bệnh để họ không tự ti, mặc cảm và có hướng điều trị tích cực hơn.

Giống như bệnh vẩy nến, nguyên nhân gây bệnh á vẩy nến chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng, nó phát triển do sự suy yếu của hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

Hệ miễn dịch có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn thông qua cơ chế phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà hệ miễn dịch suy yếu, nhầm lẫn khiến tế bào bạch cầu T (tế bào của hệ miễn dịch) tấn công nhầm tế bào biểu bì da, khiến các tế bào này tăng nhanh, bong tróc thành từng lớp trên bề mặt da.

Thông thường, tế bào da có thời gian sống là 28 - 30 ngày với quy trình là sinh ra, chết đi, được đẩy dần lên bề mặt và rơi ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, khi bị á vẩy nến, chu trình bị rút ngắn 10 lần, xuống còn 3 - 4 ngày, các tế bào da chết liên tục được đưa lên bề mặt da nhưng không có thời gian để rơi ra ngoài cơ thể nên chồng chất lên nhau và tạo thành các mảng tổn thương đỏ, sưng viêm và có vẩy trắng. Cơ chế hình thành bệnh á vẩy nến cũng tương tự như bệnh vẩy nến.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh bao gồm:

- Stress, căng thẳng kéo dài, tâm lý không ổn định gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ gây ra bệnh á vẩy nến.

- Yếu tố di truyền.

- Da bị chấn thương, trầy xước, các vết cắt trên da: Một hiện tượng có tên gọi là Koebner sẽ khiến vảy nến hình thành trên các tổn thương da cũ như vết trầy xước, vết tiêm chủng,...

- Da bị nhiễm độc hoặc nhiễm trùng, bị HIV: Những người bị viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm HIV có nguy cơ bị á vẩy nến và vẩy nến.

- Do cơ thể kích ứng với một số loại mỹ phẩm, các loại thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lưỡng cực làm tăng nguy cơ bị bệnh á vẩy nến, vẩy nến.

- Tăng cân, béo phì: Tương tự như vẩy nến, tổn thương á vẩy nến thường xuất hiện tại vùng nếp gấp da bụng, ngực, nách, háng của người béo phì.

- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có tới 7000 chất độc, chúng có thể gây hại cho phổi, hệ hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như vẩy nến, á vẩy nến.

- Uống nhiều rượu, bia: Thức uống này không những làm trầm trọng thêm các triệu chứng mà còn làm giảm hiệu quả của những loại thuốc điều trị á vẩy nến.

Cách điều trị bệnh á vẩy nến hiệu quả

Để điều trị á vẩy nến hiệu quả, bạn cần đến các chuyên khoa da liễu để được khám và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh tự ý dùng thuốc bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Bạn cũng có thể áp dụng biện pháp quang hóa trị liệu (sử dụng ánh sáng tia UV) để cải thiện triệu chứng trên da. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng tác dụng phụ của quang trị liệu như bỏng, nguy cơ ung thư da.