Chi phí chữa trị vẩy nến bằng tây y, đông y rất tốn kém. Hãy tham khảo 3 mẹo dân gian “đánh tan” vẩy nến rất tiết kiệm và hiệu quả trong bài viết này.
3 mẹo dân gian chữa trị, khiến vẩy nến “một đi không trở lại”
Vẩy nến không những khiến người bệnh mặc cảm, tự ti về hình thức mà còn làm họ đau ngứa, khó chịu. Dân gian đã lưu truyền một số bài thuốc chữa bệnh này rất hiệu quả. Dưới đây, vaynen.co sẽ giới thiệu đến quý độc giả các bài thuốc này.
Các bài tắm lá thuốc dân gian
Trong các loại lá thuốc tắm chữa vẩy nến thì lá trầu không, lá lốt và trà xanh được sử dụng nhiều để chữa trị dứt điểm vẩy nến.
Trầu không chứa các chất kháng khuẩn, trị viêm, giải độc rất tốt, thường dùng điều trị các bệnh viêm da cơ địa, tổ đỉa, nấm chân tay,… Để điều trị vẩy nến với trầu không, người bệnh có thể nấu nước tắm với 8 – 10 lá trầu, 10 – 20 lá bèo hoa dâu và chút muối biển. Đun các loại lá trên với khoảng 2 – 3 lít nước trong thời gian từ 15 – 20 phút cho chín nhừ. Sau đó, khi nước ấm, người bệnh uống một chén nước nhỏ (phụ nữ có thai và cho con bú không được uống) và tắm với nước lá vừa đun. Phần bã trầu và bèo hoa dâu, bạn dùng để chà xát lên vùng da vẩy nến.
Trà xanh có nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, tẩy tế bào chết cho da, giúp da mịn màng. Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp ngăn chặn vẩy nến phát triển. Bạn chọn các loại lá trà xanh bánh tẻ, rửa sạch và đun với khoảng 2 – 3 lít nước. Khi nước sôi bạn cho thêm chút muối và tắm, gội. Khi tắm, bạn kết hợp dùng bã trà xanh chà xát lên phần da bị vẩy nến để đạt hiệu quả tốt hơn.
Lá lốt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất hiệu quả. Bạn lấy khoảng 10 nhánh cả rễ và thân lá lốt, rửa sạch và nấu nước tắm.
Dùng dầu dừa chữa vẩy nến
Dầu dừa có chứa hàm lượng lớn acid béo, acid lauric và các vitamin (A, E, B1, B5…), các khoáng chất thiết yếu có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tái tạo tế bào da, ngăn ngừa quá trình oxy hóa da giúp vết thương nhanh lành hơn. Với bệnh nhân vẩy nến, dầu dừa giúp dưỡng ẩm da, làm lành tổn thương da giúp cải thiện tình trạng vẩy nến.
Trước khi thoa dầu dừa, người bệnh cần làm sạch vùng da bệnh bằng nước muối loãng và lau khô. Sau đó, nhỏ vài giọt dầu dừa ra tay, thoa đều và massage nhẹ nhàng vùng da đó khoảng 10 phút. Bạn nên thực hiện 2 lần/ngày, chủ yếu vào thời điểm đêm tối để dưỡng chất thấm sâu vào da và đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng muối biển chữa vẩy nến
Muối biển có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả. Khi tắm, bệnh nhân vẩy nến cho thêm vào nước ấm khoảng 1 – 2 thìa muối và tắm như bình thường. Điều này sẽ giúp chống viêm, làm giảm nhẹ ngứa rát. Bạn lưu ý chỉ áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/tuần bởi muối biển có tính chất tẩy mạnh.
Khi bị vẩy nến, người bệnh chú ý không dùng sữa tắm, mỹ phẩm để tránh viêm nhiễm và làm tăng nặng mức độ trầm trọng bệnh. Ngoài các phương pháp trên, bệnh nhân cũng cần kết hợp uống và bôi các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để bệnh được ngăn ngừa và chữa trị tốt nhất.