Ngày nay, vẩy nến đã trở thành 1 căn bệnh không hề xa lạ với chúng ta. Nhưng ít ai thực sự hiểu rõ được về nó. Bài viết sau sẽ chia sẻ giúp bạn 6 thông tin cơ bản bạn cần biết về bệnh vẩy nến và cách điều trị khi chẳng may bạn là 1 trong 10% dân số thế giới có nguy cơ bị mắc căn bệnh tự miễn này.
1. Bệnh vẩy nến không lây nhiễm
Đây là điều quan trọng đầu tiên bạn cần biết tới - mặc dù biểu hiện trên da rất giống với các bệnh khác như ghẻ lở, nấm da… nhưng trên thực tế, vẩy nến chỉ làm phiền “chủ nhân” của cơ thể đó, những người khác không cần lo lắng.
2. Nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho vẩy nến có thể bùng phát
Các nhà nghiên cứu cho biết, yếu tố di truyền không phải là nguyên nhân duy nhất sinh ra bệnh vẩy nến. Các yếu tố bên ngoài khác cũng có thể là một nguyên nhân: Căng thẳng, stress, chế độ dinh dưỡng, lối sống không khoa học… Người bị vẩy nến cũng có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như bệnh tim, trầm cảm, béo phì, huyết áp, tiểu đường, thậm chí cả ung thư.
3. Việc điều trị dựa trên tình trạng bị nặng hay nhẹ của bệnh nhân
Phân loại tình trạng bệnh nặng hay nhẹ dựa trên các triệu chứng trên da của bệnh nhân: Người bị dưới 3% diện tích cơ thể thì được xác định là bị vẩy nến nhẹ. Từ 3-10% diện tích da bị bong tróc là ở trường hợp vừa. Trên 10% thì đã có thể phân loại vào nhóm bị nghiêm trọng - cần điều trị thường xuyên, và có sự theo dõi.
4. Một số trường hợp nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc bôi trong thời gian ngắn
Đó là những thuốc bôi như hydrocortisone. Các bác sĩ thường bắt đầu cho bạn bằng các chế phẩm dịu nhẹ, dạng gel lỏng hoặc thuốc mỡ trước khi cho bệnh nhân dùng những loại thuốc nặng hơn. Sử dụng nhiều trong thời gian dài các loại thuốc này có thể khiến teo da hoặc 1 vài biến chứng đáng sợ khác.
5. Phương pháp điều trị mới
Các phương pháp mới hiện nay bao gồm thuốc sinh học, được tiêm thẳng vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, loại thuốc này lại có thể làm cho bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và chi phí quá đắt đỏ (vài chục nghìn đô la cho 1 đợt điều trị).