Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp khám da liễu. Theo thống kê, có tới 4% dân số nước ta mắc phải bệnh này. Bệnh tuy ít gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng hiện chưa tìm ra được phương pháp nào để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân thì lại rất lớn. Bài viết sau đây sẽ cho quý độc giả biết về 5 điều cần làm để hạn chế bệnh vẩy nến tái phát.
1. Bạn cần hiểu rõ về bệnh vẩy nến là gì?
Hiện nay, bệnh vẩy nến chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị đều chỉ nhằm cải thiện triệu chứng, hạn chế ảnh hưởng xấu của bệnh đến chất lượng cuộc sống, đến tinh thần, tâm lý người bệnh. Vẩy nến là một bệnh mạn tính, dai dẳng, kéo dài. Bệnh biểu hiện với những thương tổn da thành từng mảng màu đỏ, tróc vẩy dày từng mảng, giới hạn rõ ràng trên da, xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng da đầu, cùi chỏ, đầu gối.
Nguyên nhân của bệnh hiện vẫn chưa được các nhà khoa học khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên các yếu tố có thể gây khởi phát bệnh, cũng như làm bệnh tiến triển nặng thêm là stress kéo dài, nhiễm trùng, do sử dụng thuốc corticosteroid, thuốc kháng viêm, hạ áp... các chấn thương, chà xát mạnh, cào gãi, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thay đổi thời tiết. Bệnh vẩy nến không lây, song có thể gây tổn thương nhiều vị trí trên cơ thể cũng như các cơ quan khác bên cạnh tổn thương da. Bệnh gây biến chứng đỏ da toàn thân và vẩy nến thể mủ do điều trị không đúng. Ngoài ra, bệnh cũng gây biến chứng tim mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tăng lipid máu, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và tinh thần người bệnh.
2. Hãy chủ động kiểm soát tâm lý của chính mình
Tình trạng tổn thương da do bệnh gây ra rất trầm trọng, khiến mất thẩm mỹ, chính vì thế dễ hiểu là vì sao mỗi người mắc bệnh vẩy nến thường kèm theo chứng stress. Thế nhưng nếu như stress kéo dài cũng là yếu tố gây khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Do đó người bệnh cần tập cách chung sống hòa bình với bệnh vẩy nến, tránh đưa việc điều trị của mình vào ngõ cụt.
3. Sớm trang bị kiến thức về vẩy nến cho mình và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ
Bệnh vẩy nến nếu không được cải thiện đúng, hoặc lạm dụng thuốc thì rất dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Biến chứng này thường gặp ở 10-30% bệnh nhân vẩy nến. Do đó, cần hỗ trợ điều trị sớm để phòng ngừa biến dạng khớp. Khi bị bệnh, cần trang bị kiến thức đầy đủ và thấu đáo về bệnh, tránh các yếu tố tác động xấu. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Người bệnh vẩy nến có thể tự chăm sóc da bằng cách tránh tắm gội bằng nước quá nóng.
4. Chú ý trong sinh hoạt hàng ngày
Tránh dùng nước quá nóng, sử dụng các chất tẩy rửa có chứa nhiều kiềm dễ gây khô da, ngứa da. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu. Nên mang găng khi tiếp xúc với hóa chất hay chất tẩy rửa. Tránh cào gãi vì có thể làm tổn thương da. Không bóc, cậy các thương tổn. Việc trầy xước hay những tổn thương da nhỏ do cọ xát có thể làm xuất hiện vẩy nến, vì vậy nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton. Có thể kiểm soát ngứa bằng các thuốc kháng histamine, sử dụng chất làm mềm da và giữ ẩm, thuốc bôi corticosteroids, chườm lạnh bằng túi đá, băng kín thương tổn... Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn uống thích hợp, không thức khuya, nên ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao mỗi ngày, tham gia các lớp giúp giảm stress, tư vấn cùng chuyên gia tâm lý nếu cần.
Đây là bệnh ngoài da lành tính, không nguy hiểm tới tính mạng nên người mắc cần hiểu rõ và học cách chung sống với bệnh, hạn chế được bệnh tái phát đã là một thành công lớn.