Bệnh phong và bệnh vẩy nến có nhiều triệu chứng khác nhau. Do đó, nhiều người nhầm lẫn giữa 2 chứng bệnh này. Vậy, phân biệt vẩy nến và bệnh phong như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết sau.

Phân biệt bệnh phong và vẩy nến như thế nào?

Bệnh phong và bệnh vẩy nến đều gây tổn thương da khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và các triệu chứng tương tự khác. Mặc dù có những điểm giống nhau, nguyên nhân và cách điều trị 2 chứng bệnh này khác nhau.

1. Bệnh phong là gì? Bệnh vẩy nến là gì?

Bệnh phong còn được gọi là bệnh Hansen, do Mycobacterium leprae - một loại vi khuẩn phát triển chậm không thể sống bên ngoài vật chủ của nó. Thật khó để nghiên cứu loại vi khuẩn này vì các triệu chứng mất nhiều năm để phát triển.

Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch. Nó làm cho các tế bào da phát triển nhanh chóng, dẫn đến tổn thương da và mảng bám. Bệnh vẩy nến không lây nhiễm. Sự kết hợp của di truyền học và môi trường được cho là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến.

2. Triệu chứng

Bệnh phong ảnh hưởng đến da, dây thần kinh và cơ bắp. Nó gây ra cả những vết loét và khối u lớn trên da.

Bệnh vẩy nến cũng gây ra vết loét trên da nhưng chúng thường là những mảng da khô. Đôi khi bệnh vẩy nến có thể làm cho da của bạn bị nứt và chảy máu. 

Vẩy nến và bệnh phong là 2 bệnh khác biệt. Hãy xem bảng so sánh dưới đây:

Bệnh phong

Bệnh vẩy nến

Các tổn thương thường không có vẩy

Tổn thương có thể có bong tróc, có vẩy bạc

Bệnh phong gây ra cục u lớn trên da

Không gây cục u da

Đau có xu hướng nặng hơn

Đau có xu hướng ít nghiêm trọng hơn

Có thể gây tê quanh vùng bị ảnh hưởng

Không gây tê

Có thể dẫn đến biến dạng chi

Không dẫn đến sự biến dạng chi

Có thể gây mất cảm giác đau dẫn đến gãy xương, bỏng hoặc các vết thương khác

Không gây mất cảm giác đau

Có thể gây yếu cơ

Không ảnh hưởng đến cơ bắp

hinh-anh-vay-nen-toan-than.jpg

Hình ảnh bệnh vảy nến toàn thân 

3. Các yếu tố rủi ro

Bệnh phong không dễ lây lan nhưng nó có thể lây lan từ người này sang người qua khác thông các giọt dịch mũi và miệng từ người bệnh bắn ra hoặc thông qua các vết thương hở, trầy xước trên da. 

Nguy cơ bị bệnh phong tăng lên nếu bạn tiếp xúc gần gũi lâu với người bị nhiễm trùng phong. Nguy cơ này thấp vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 95% con người được miễn dịch tự nhiên với bệnh.

Không giống như bệnh phong, bệnh vẩy nến không lây nhiễm. Các yếu tố sau đây khiến bạn có nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến cao hơn:

- Lịch sử gia đình bị bệnh vẩy nến

- Nhiễm HIV hoặc hệ miễn dịch bị ức chế

- Béo phì

- Hút thuốc lá

- Uống nhiều rượu

- Bị chấn thương, trầy xước da

4. Điều trị

Bệnh phong được điều trị bằng kháng sinh trong thời gian sáu tháng đến hai năm. Hầu hết mọi người trải qua điều trị bệnh phong đều dễ dàng tiếp tục các hoạt động hàng ngày của họ.

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến tập trung vào việc giảm các triệu chứng, chẳng hạn như giữ ẩm da, loại bỏ vẩy, làm dịu tấy đỏ và kiểm soát tình trạng viêm da. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

- Thuốc, kem bôi da

- Liệu pháp ánh sáng, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, tia cực tím A (UVA), tia cực tím B (UVB), psoralen cộng với tia cực tím A (PUVA)

- Sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch

5. Biến chứng

Bệnh phong có thể gây nên những biến chứng sau:

- Khuyết tật về thể xác: Chân tay bị tàn phế, mất hết cảm giác và khả năng hoạt động.

- Nỗi đau về tinh thần: Ngoài nỗi đau về thể xác, họ còn bị xã hội xa lánh, né tránh, ghẻ lạnh khiến họ cô độc và phải lánh vào những nơi rừng núi và chết trong đau đớn và tuyệt vọng.

Vẩy nến nếu không được điều trị có thể gây những biến chứng lên thận, tim mạch, huyết áp, gây bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa và khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, thậm chí trầm cảm.

Cách hay TIÊU DIỆT vẩy nến vừa hiệu quả, vừa an toàn, chẳng lo tác dụng phụ

Hiện nay, bệnh phong tại Việt Nam đã được khống chế hoàn toàn nên số lượng người bị phong mới hầu như không còn. Tuy nhiên, không ít người bị phong, những người 70 – 80 tuổi vẫn còn sống, đang ngày ngày sống những ngày “gần đất xa trời” trong những thân thể tàn tật, tay chân què cụt, mắt không còn nhìn thấy ánh sáng. Đau lòng hơn, họ sống trong sự lãnh lẽo, cô đơn nơi những trại phong xa khu dân cư. Họ là những nhân chứng sống cho những nỗi đau đớn khôn nguôi của một thời bệnh phong “hoành hành” vài thập kỷ trước ở Việt Nam.