Vảy phấn hồng còn được gọi là vảy nến hồng, vảy nến hồng gibert,… chủ yếu gây nên những tổn thương ảnh hưởng đến da. Không ít người băn khoăn, vảy phấn hồng là bệnh gì và làm sao để điều trị hiệu quả? Chế độ ăn uống khi mắc vảy phấn hồng ra sao? Nếu quan tâm đến những thắc mắc trên thì đừng bỏ qua thông tin có trong bài viết sau đây.

Vảy phấn hồng là bệnh gì? Triệu chứng ra sao?

Vảy phấn hồng là các tổn thương ngoài da thường ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 10 – 35, tình trạng này nằm trong nhóm bệnh vảy da như: Vảy nến, vảy phấn trắng, vảy phấn hồng, á sừng, chàm,… Tuy vảy phấn hồng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó thường gây ngứa ngáy, do đó, mục đích của việc điều trị chủ yếu là giúp giảm triệu chứng này.

Vảy phấn hồng gây các phát ban da màu đỏ, ban đầu thường có hình tròn, bầu dục lớn đến 10cm trên ngực, bụng hoặc lưng. Nếu không được điều trị, những tổn thương da có thể lan rộng khắp cơ thể, gây ra các đốm phát ban màu đỏ có đường kính từ 0,5 cm – 1,5 cm và mọc ở mặt, bàn tay và bàn chân, thậm chí là toàn thân. Các phát ban gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau khớp, sốt một vài ngày trước khi có tổn thương da ban đầu.

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

Hiện nay, nguyên nhân gây vảy phấn hồng chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông qua nhiều nghiên cứu, các bác sĩ tin rằng, nó liên quan đến nhiễm virus, đặc biệt là một số dạng herpes như HHV6, HHV7.

Ngoài ra, nhiều người có tiền sử mắc bệnh lao, nấm mốc, nhiễm virus, nhiễm trùng,… có nguy cơ cao bị vảy phấn hồng. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi đột ngột cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tiếp xúc với môi trường độc hại, không khí ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ mắc vảy phấn hồng ở một số người.

Vảy phấn hồng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi dưới 30 và phụ nữ mang thai. Đây là bệnh không lây nhiễm và thường không để lại sẹo sau khi điều trị hiệu quả.

Bị vảy phấn hồng kiêng ăn gì?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thực phẩm có thể gây ra hoặc kích hoạt vảy phấn hồng bùng phát. Tuy nhiên, nhiều người bệnh phản hồi rằng, tình trạng vảy phấn hồng của họ đã cải thiện tích cực sau khi hạn chế hoặc kiêng các thực phẩm sau đây:

- Những thức ăn gây dị ứng: Nếu ăn phải các loại thức ăn gây dị ứng, bạn sẽ bị ngứa dữ dội hơn, việc gãi còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da rất nguy hiểm. Vì vậy, hãy chủ động kiêng các thực phẩm mà bạn dị ứng. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm: Hải sản, nhộng tằm, lạc, sữa,… Do đó, hãy lắng nghe cơ thể để tránh các loại thực phẩm này.

- Rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác: Đây là các thực phẩm mà người bị vảy phấn hồng nên hạn chế tiêu thụ. Bởi những chất này đi vào cơ thể sẽ gây phản ứng hóa học với bạch cầu, khiến các tế bào Lympho T bị thay đổi, những tế bào da chết sẽ càng dày hơn, khó điều trị hơn.

- Đồ ăn cay nóng: Bạn cần tránh xa những loại gia vị, thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt, mù tạt, tiêu, sả,… bởi chúng sẽ kích thích các phản ứng không có lợi cho hệ miễn dịch, làm phản ứng ngứa, bong tróc vảy trên da trầm trọng hơn.

- Thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, sữa nguyên chất,… cũng nên nằm trong “danh sách đen” cần hạn chế tiêu thụ đối với người bị vảy phấn hồng.

Bên cạnh các thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ như trên, người bị vảy phấn hồng nên tăng cường ăn thêm: Rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, cá chứa nhiều omega-3,… để tăng cường sức đề kháng, cải thiện triệu chứng vảy phấn hồng hiệu quả.

Các phương pháp điều trị vảy phấn hồng hiệu quả

Trên thực tế, vảy phấn hồng có thể tự khỏi nhưng thời gian khá lâu và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Do đó, bạn nên điều trị bằng một số cách sau đây:

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị vảy phấn hồng được nhiều người lựa chọn. Các loại thuốc thường có tác dụng chống viêm, làm sạch vảy, cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, hãy thận trọng khi dùng thuốc bởi nó gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe như: Gây teo da, giãn mạch máu, ảnh hưởng đến gan, thận,…

Áp dụng quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị triệu vảy phấn hồng. Liệu pháp này sử dụng ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng tia UV (UVA, UVB, PUVA) để chiếu lên các tổn thương da, từ đó, cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy được đánh giá là an toàn nhưng người mắc cũng nên cẩn trọng nguy cơ bỏng, ung thư da.