Bệnh vẩy da thường gây ngứa ngáy, khó chịu, da sần sùi khiến người bệnh thiếu tự tin. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng thuốc để trị bệnh này còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục. Vậy, phương pháp nào để trị bệnh vẩy da tận gốc mà lại an toàn. Hãy đọc ngay bài viết sau đây.

Bệnh vẩy da là gì?

Bệnh vẩy da là tên gọi chung của nhóm bệnh với triệu chứng vẩy trên da. Nhóm bệnh này bao gồm: Vẩy nến, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, eczema, á sừng, vẩy cá... Dù tên gọi khác nhau nhưng đặc điểm chung của các bệnh này là da thường khô, xuất hiện vẩy kèm theo ngứa ngáy, đau đớn.

Nguyên nhân gây nên bệnh vẩy da

Thông thường, các bệnh vẩy da đều có chung căn nguyên là do rối loạn hệ miễn dịch. Tuy nhiên, mỗi bệnh vẩy da sẽ có các nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau, cụ thể:

- Vẩy nến: Rối loạn hệ miễn dịch, dẫn đến cơ thể tấn công chính mình và làm tăng sinh liên tục các tế bào da, rút ngắn chu trình sống của các tế bào này làm cho chúng chết liên tục, bị đẩy lên bề mặt da, tích tụ gây sưng viêm, ngứa ngáy.

- Bệnh eczema (bệnh chàm): Do cơ địa hoặc dị ứng các loại hóa chất.

- Á sừng: Do thời tiết lạnh khô, do cơ địa hoặc tiếp xúc với chất dị ứng.

- Vẩy phấn hồng, phấn trắng, vẩy cá: Chưa xác định rõ yếu tố tác động, có thể do nhiễm vi khuẩn, virus...

Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh vẩy da có thể khởi phát và bùng phát dữ dội do các yếu tố nguy cơ sau:

- Di truyền: Các bệnh vẩy da thường có yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn có người bị bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh cao hơn những người khác. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thời tiết lạnh khô, thiếu dưỡng chất, nhiễm trùng, chấn thương da, cơ địa,... chiếm một phần quan trọng trong việc khởi phát bệnh vẩy da.

Nói chung, bệnh vẩy da lành tính, ít gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Việc điều trị khó khăn bởi chúng thường là bệnh mạn tính, hay tái phát. Ngoài nỗi đau cơ thể, bệnh có thể khiến người mắc bệnh tự ti, mặc cảm, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc.

Tại sao các phương pháp điều trị vẩy da hiện nay, tuy rất nhiều nhưng… hiệu quả chẳng bao nhiêu?

Bệnh vẩy da thường là bệnh mạn tính, tái phát liên tục. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh nhờ các phương pháp sau:

1. Quang hóa trị liệu

Điều trị này sử dụng tia cực tím tự nhiên hoặc nhân tạo để cải thiện các triệu chứng bệnh. Dạng ánh sáng đơn giản và dễ nhất là tắm nắng, phơi làn da dưới ánh nắng mặt trời tự nhiên, giúp kiểm soát bệnh. Các hình thức trị liệu ánh sáng khác bao gồm việc sử dụng tia cực tím nhân tạo A (UVA), tia cực tím B (UVB) đơn độc hoặc kết hợp với thuốc. Phương pháp này có hiệu quả nhanh nhưng nếu không được kiểm soát tốt có thể gây bỏng, cháy da.

2. Sử dụng thuốc tây uống hoặc tiêm

Nếu bạn bị bệnh vẩy da nặng hoặc kháng với các loại điều trị khác, chuyên gia có thể kê toa thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Điều này được gọi là điều trị toàn thân. Do các tác dụng phụ nghiêm trọng, một số loại thuốc này chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn và có thể được luân phiên với các hình thức điều trị khác.

-  Retinoids: Nhóm thuốc này có thể hữu ích nếu bạn bị bệnh vẩy da, đặc biệt là vẩy nến nặng mà không đáp ứng với các liệu pháp khác. Các tác dụng phụ có thể bao gồm viêm môi và rụng tóc. Một số thuốc nhóm này có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, phụ nữ phải tránh mang thai ít nhất ba năm sau khi uống thuốc.

- Methotrexate: Thuốc này giúp ức chế viêm nên được sử dụng ở các bệnh nhân vẩy da, đặc biệt là vẩy nến. Methotrexate thường được dung nạp tốt ở liều thấp nhưng có thể gây đau bụng, chán ăn và mệt mỏi. Khi sử dụng trong thời gian dài, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm tổn thương gan nặng và giảm sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

- Cyclosporine ức chế hệ thống miễn dịch và tương tự như methotrexate, thuốc có hiệu quả nhưng chỉ có thể dùng trong thời gian ngắn. Giống như các thuốc ức chế miễn dịch khác, cyclosporin làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm ung thư. Cyclosporine cũng làm cho bạn dễ bị các vấn đề về thận và huyết áp cao - nguy cơ gia tăng với liều lượng cao hơn và điều trị lâu dài.

- Thuốc làm thay đổi hệ thống miễn dịch (sinh học): Chúng phải được sử dụng thận trọng vì chúng có tác dụng mạnh mẽ trên hệ miễn dịch và có thể cho phép nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt, những người dùng các phương pháp điều trị này phải được sàng lọc bệnh lao.

3. Sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ

Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc, kem, thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương do bệnh vẩy da. Một số loại thuốc được sử dụng, đó là:

+ Corticosteroid tại chỗ: Những loại thuốc này là thuốc được kê đơn thường xuyên nhất để điều trị bệnh bệnh vẩy da từ nhẹ đến trung bình. Chúng làm giảm viêm, giảm ngứa và có thể được sử dụng với các phương pháp điều trị khác. Sử dụng lâu dài hoặc sử dụng quá nhiều corticosteroid mạnh có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể như làm teo da, mỏng da, thay đổi màu da, rạn da, mạch máu bị mỡ, da dễ bị bầm tím, nhiễm trùng, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

+ Ngoài ra, một số loại thuốc bôi da có thể kể đến như vitamin D, anthralin, retinoids tại chỗ, thuốc ức chế calcineurin. Các chất này có thể gây kích ứng da, tổn thương da lâu dài nếu sử dụng với liều lớn trong thời gian dài.

Nhìn chung, phương pháp sử dụng thuốc uống điều trị bệnh vẩy da thường có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch mất dần tính năng tự điều chỉnh. Do đó, người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, cứ dừng sử dụng bệnh lại tái phát trầm trọng hơn. Còn các thuốc bôi ngoài da thường có tác dụng tại chỗ, giảm viêm tạm thời, và khi ngừng thuốc thì bệnh tái phát, lần sau nặng hơn lần trước. Chính vì vậy, hiện nay, các phương pháp điều trị vẩy da mới chỉ dừng lại ở “phần ngọn” mà chưa thể chữa khỏi dứt điểm.