Bệnh vảy phấn hồng còn được gọi là vảy nến hồng, vảy nến phấn hồng,… Đây là bệnh ngoài da khá phổ biến. Nhiều người băn khoăn, bị vảy phấn hồng kiêng ăn gì và nên ăn gì, điều trị ra sao để cải thiện bệnh hiệu quả? Hãy dành ra 5 phút để tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Vảy phấn hồng là bệnh ngoài da cấp tính. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là xuất hiện các chấm nhỏ tổn thương hình bầu dục, có kích thước từ 2 - 10cm trên bề mặt da. Tuy nhiên, chỉ sau 2 – 3 ngày là bệnh có thể lan rộng ra toàn cơ thể. Vảy nến phấn hồng có thể xuất hiện trên bụng, ngực, lưng hoặc cổ. Nó ít phổ biến ở mặt, da đầu hoặc gần bộ phận sinh dục của bạn.

19.jpg

Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng có lây không?

Hiện nay, nguyên nhân gây vảy phấn hồng chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bệnh bùng phát do người mắc có các vết thương hở, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm virus chủng HHV6, HHV7, tiếp xúc với môi trường độc hại, căng thẳng kéo dài,… Do đó, các chuyên gia khẳng định, vảy phấn hồng KHÔNG LÂY NHIỄM qua tiếp xúc như ôm, hôn, dùng chung đồ hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh.

Người bị vảy phấn hồng kiêng ăn gì?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh thực phẩm có thể gây ra hoặc kích hoạt vảy phấn hồng bùng phát nặng nề hơn. Tuy nhiên, nhiều người bệnh có chia sẻ tình trạng của họ đã được cải thiện sau khi hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn các thực phẩm dưới đây:

- Rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác: Khi tiêu thụ những chất này, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng hóa học với bạch cầu, khiến các tế bào Lympho T bị thay đổi, những tế bào da chết sẽ càng dày hơn, khó điều trị. Hơn nữa, những chất kích thích này khó bài tiết hết được, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, gây độc, sau đó bùng phát qua da, làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy phấn hồng.

- Các thức ăn gây dị ứng: Nếu ăn phải các loại thức ăn gây dị ứng, bạn sẽ bị ngứa dữ dội hơn, việc gãi còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da rất nguy hiểm. Vì vậy, hãy chủ động kiêng các thực phẩm mà bạn dị ứng.

- Đồ ăn cay nóng: Bạn cần tránh xa những loại gia vị, thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt, mù tạt, tiêu, sả,… bởi chúng sẽ kích thích các phản ứng không có lợi cho hệ miễn dịch, làm phản ứng ngứa, tróc vảy trên da trầm trọng hơn.

- Thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, sữa nguyên chất, rượu bia,…

Bị vảy phấn hồng nên ăn gì?

Bên cạnh việc hạn chế các thực phẩm trên, người bị vảy phấn hồng nên tăng cường tiêu thụ những thực phẩm sau:

- Thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá trích, cá mòi,… Omega-3 có tác dụng ức chế các chất gây viêm trong bệnh vảy phấn hồng. Vì vậy, nếu bạn dùng mỗi ngày 150g cá biển như trên sẽ giảm khả năng tái phát bệnh hiệu quả.

- Ăn nhiều rau quả có nhiều beta-caroten: Bao gồm trái bơ, cà rốt, đặc biệt là xoài vì chúng có chứa nhiều beta-caroten giúp bảo vệ cấu trúc da rất tốt.

- Vừng đen: Loại ngũ cốc này chứa nhiều dầu béo có cấu trúc tương tự omega-3, lại chứa nhiều vitamin E cần thiết cho lớp collagen dưới da, giúp da trở nên khỏe mạnh, căng mịn hơn.

- Bông cải xanh: Trong bông cải xanh chứa nhiều axit folic tốt cho làn da của bạn. Do đó, người bị vảy phấn hồng nên bổ sung loại thực phẩm này.

Cách điều trị vảy nến hồng hiệu quả

Hiện nay, có nhiều cách điều trị vảy nến hồng hiệu quả, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng, bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị vảy phấn hồng được nhiều người lựa chọn. Các loại thuốc thường có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch nên giúp cải thiện triệu chứng bệnh chỉ sau một vài ngày. Tuy nhiên, thuốc tây y cũng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe như gây teo da, giãn mạch máu, ảnh hưởng đến gan, thận nên rất nguy hiểm.

Áp dụng quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu là phương pháp được sử dụng từ khá lâu trong điều trị triệu vảy phấn hồng. Đây là liệu pháp sử dụng ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng tia UV (UVA, UVB, PUVA) để chiếu lên các tổn thương da, từ đó, cải thiện bệnh. Tuy được đánh giá là an toàn nhưng người mắc cũng nên cẩn trọng nguy cơ bỏng, ung thư da.