Á sừng là bệnh ngoài da gây đau đớn vô cùng cho người bệnh bởi những tổn thương da khô nẻ, chảy máu. Làm thế nào để được giải thoát khỏi tình trạng này?

Á sừng là bệnh gì?

Á sừng là bệnh viêm da dị ứng, là bệnh ngoài da khá phổ biến, gây nên những tổn thương da bong tróc thường xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, gót chân. Bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Á sừng không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Nếu bạn không tránh được các yếu tố nguy cơ kích hoạt bệnh, á sứng sẽ tái phát và ngày càng trầm trọng hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Nhận biết á sừng khá dễ dàng bởi các tổn thương da thường ảnh hưởng đến các đầu ngón tay, chân, gót chân. Triệu chứng của á sừng khác nhau giữa các mùa trong năm, cụ thể như sau:

- Vào mùa đông, thời tiết lạnh, khô sẽ khiến vùng gót chân, ngón tay, bàn tay bị khô ráp, tróc da, nứt nẻ, thậm chí nứt toác gây chảy máu và đau đớn. Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại hoặc làm các công việc bằng tay. Khi bị á sừng, người bệnh chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh bởi nếu bị nhiễm trùng, vùng da sẽ sưng tấy và đau đớn. 

- Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, lâu ngày, không điều trị, móng có thể bị xù xì lỗ chỗ.

77.jpg

Hình ảnh bệnh á sừng

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa được xác định rõ ràng và cụ thể, song nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một số nguyên nhân sau:

- Do di truyền: Á sừng có thể di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ đều bị á sừng thì con sinh ra tỷ lệ bị bệnh này lên đến 25%.

- Mất cân bằng dinh dưỡng: Những người bị á sừng thường do ăn ít rau quả và thiếu vitamin A, C, D, E,... Điều này ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng trên da, gây bệnh á sừng.

- Lạm dụng một số loại thuốc:  Một số loại thuốc tây có tác dụng phụ làm rối loạn việc hình thành tái tạo lớp tế bào dưới da, gây bệnh á sừng. Chính vì vậy, khi bị bất cứ bệnh gì, bạn không nên tự ý mua thuốc mà nên đi khám tại các bệnh viện để được bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp nhất.

- Dị ứng từ môi trường: Một số yếu tố từ môi trường như môi trường ô nhiễm, sử dụng nước bẩn, thời tiết,.. cũng có thể kích hoạt á sừng phát triển.

- Do tiếp xúc hóa chất độc hại: Một số người làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với các chất độc hại như chất tẩy rửa, rác thải, chất bẩn môi trường,... mà không dùng găng tay bảo vệ da thường dễ bị bệnh á sừng.

- Do cơ địa từng loại da: Những người có làn da khô có nguy cơ cao hơn bị á sừng so với những người có làn da khác.

- Yếu tố nghề nghiệp: Những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây á sừng thường bị bệnh: Công nhân giặt, những người làm nông nghiệp, thợ làm tóc, công nhân xây dựng,... thường bị á sừng.

Khi bị á sừng, bạn nên chú ý một số điều sau:

- Không nên bóc vẩy da, chọc mụn nước bởi chúng có thể làm chầy xước lớp sừng, khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

- Không nên ngâm rửa vùng da bị á sừng nhiều. Khi vùng da này ướt, bạn cần lau khô ngay để tránh lớp sừng bị bong ra.

- Không nên để tay, chân tiếp xúc trực tiếp với các loại gia vị như ớt, muối,… mà nên đeo găng tay.

- Hạn chế ngâm chân, tay với nước muối có tính khử làm khô da và khiến tổn thương nặng nề hơn.

- Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mạnh khi bị á sừng.

- Bảo vệ da khi mùa đông đến, nên đi tất chân, đeo tất tay, chú ý là nên sử dụng loại tất thấm hút mồ hôi, không nên dùng loại tất làm bằng nilon.

- Giữ ẩm cho da tay, da chân

- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi

- Không tự ý dùng thuốc mà nên đi khám bệnh để được bác sĩ chỉ định thuốc an toàn, tránh các tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra.