Bệnh vẩy phấn hồng gibert (vẩy nến hồng, vẩy phấn hồng) là một trong những tình trạng viêm da khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh có xu hướng bùng phát nhiều trong mùa xuân hoặc thu. Sử dụng trà xanh chữa vẩy phấn hồng gibert là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cụ thể cách làm như thế nào? Mời bạn đọc thông tin có trong bài viết sau đây.

Bệnh vẩy phấn hồng gibert là gì?

Vẩy phấn hồng gibert là bệnh truyền nhiễm, hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Các bác sĩ thường dựa vào dấu hiệu, triệu chứng trên da để chẩn đoán và điều trị. Chúng bao gồm:

- Ngứa ở vùng da bị tổn thương và sau đó lan rộng ra các vị trí khác trên cơ thể.

- Khi mới xuất hiện, trên da có những mảng hồng ban hình bầu dục, màu đỏ, tróc vẩy, có gờ trên da. Vị trí thường xuất hiện mảng vẩy là ở bụng, ngực, lưng,… Sau 7 – 14 ngày, các đốm hồng ban tróc vẩy, đôi khi gây ngứa. Ngoài triệu chứng trên thì 69% người bệnh vẩy phấn hồng gibert xuất hiện tình trạng nhiễm trùng hô hấp như: Nghẹt mũi, đau cổ họng, ho, sốt nhẹ, buồn nôn, mệt mỏi,…

- Tổn thương da thông thường sẽ biến mất sau 6 tuần nhưng trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài tới 2 – 3 tháng. Bệnh thường không để lại sẹo.

Nguyên nhân gây vẩy phấn hồng gibert

Hiện nay, nguyên nhân gây ra vẩy phấn hồng gibert vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, bệnh có liên quan đến một vài chủng herpes virus như HHV6, HHV7.

Một số người có tiền sử mắc bệnh lao, nhiễm trùng, nhiễm virus, côn trùng,… tiềm ẩn nguy cơ cao bị vẩy nến phấn hồng. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột dễ khiến cho bệnh phát triển nhanh chóng. Cụ thể hơn là vào mùa thu và mùa đông thì những người mắc vẩy phấn hồng gibert sẽ có triệu chứng tiến triển nặng hơn so với 2 mùa còn lại trong năm.

Bệnh vẩy phấn hồng gibert có nguy hiểm không?

Vẩy phấn hồng gibert là căn bệnh ngoài da lành tính, có thể tự khỏi. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng để chúng không lan ra những khu vực khác trên da và giảm tình trạng  ngứa ngáy, khó chịu.

Tuy không nguy hiểm nhưng vẩy phấn hồng gibert ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và ngoại hình của người mắc. Biểu hiện của bệnh có bề ngoài khá giống giang mai, HIV,… nên không tránh khỏi một số trường hợp người bệnh bị kỳ thị, do đó dẫn đến tâm lý ngại ngùng, tự ti và mặc cảm, lâu dần có thể khiến họ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Cách chữa bệnh vẩy phấn hồng gibert bằng trà xanh

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trà xanh giúp cải thiện triệu chứng các bệnh về da. Tinh chất trà xanh hòa với nước sẽ giúp làm chậm sự phát triển, ngăn ngừa sự tạo vẩy trên bề mặt da. Do đó, dùng trà xanh là một trong những cách chữa vẩy phấn hồng gibert hiệu quả. Trà xanh có ưu điểm như sau:

- Tái tạo da: Điều chỉnh lại hoạt động của enzyme caspase 14, từ đó góp phần tái tạo da sau tổn thương. Đồng thời, trà xanh giúp hạn chế quá trình phát triển quá mức của tế bào da, từ đó giảm vẩy do bệnh vẩy phấn hồng gibert gây ra.

- Điều chỉnh hệ thống miễn dịch: Bệnh vẩy phấn hồng gibert được xác định là có liên quan tới hệ thống miễn dịch. Vì vậy, sử dụng trà xanh giúp cải thiện các chức năng cơ thể đang hoạt động không tốt.

- An toàn: So với những sản phẩm hóa mỹ phẩm khác, trà xanh bắt nguồn từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn nhiều. Bên cạnh đó, trà xanh có lượng caffeine ít nên nếu uống nhiều sẽ không gây buồn nôn, mất ngủ hoặc đi tiểu thường xuyên.

- Dễ kiếm, tiết kiệm: Lá trà xanh có thể trồng hoặc mua ngoài chợ dễ dàng. Ngoài ra, đây là nguyên liệu rẻ nên chi phí phải bỏ ra không nhiều.

- Ngoài ra, lá trà xanh có chất sát khuẩn rất tốt nên sẽ chống nhiễm trùng, tránh vi khuẩn hiệu quả.

Việc sử dụng trà xanh để chữa vẩy phấn hồng gibert rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau hàng ngày cho tới khi các đốm hồng ban bay hết.

- Đun lá trà xanh lấy nước tắm: Chỉ dùng 1 lượng nhỏ lá trà xanh, nấu với 2 – 3 lít nước. Khi tắm phải pha loãng, tắm nguội và không cho muối.

- Lấy lá trà xanh giã ra, đắp lên các mảng hồng ban.

- Đun lá trà xanh lấy nước uống.

Bạn cũng nên lưu ý rằng, trước khi sử dụng trà xanh nên rửa thật sạch để tránh bụi bẩn làm nhiễm trùng tổn thương. Bên cạnh đó, khi đun nước tắm, bạn có thể cho thêm chút muối hột để tăng công dụng sát khuẩn.