Á sừng da đầu là bệnh ngoài da có liên quan đến yếu tố miễn dịch. Với những tổn thương nặng nề trên đầu, nhiều người đặt ra câu hỏi: “Bệnh á sừng da đầu có lây không”? Để có lời giải đáp về vấn đề này, cũng như hiểu rõ hơn các triệu chứng bệnh để có giải pháp khắc phục kịp thời, mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây!   

Bệnh á sừng da đầu có biểu hiện gì?

Á sừng da đầu là một trong những bệnh da liễu có liên quan tới yếu tố tự miễn khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tình trạng này có những đặc trưng cơ bản như sau:

- Da đầu khô ngứa, bong vảy liên tục: Đây là biểu hiện điển hình khi bị á sừng da đầu, với các lớp vảy trắng xếp chồng lên nhau, vùng da xung quanh khô ráp, nứt nẻ, bong tróc thường xuyên. Điều này kích thích phản ứng cào gãi, đồng thời khiến tuyến bã nhờn ở da đầu hoạt động mạnh mẽ hơn, làm vùng chân tóc ẩm ướt, khiến cơn ngứa càng dữ dội. Nếu tiếp tục cào gãi, da đầu rất dễ trầy xước, dẫn đến nguy cơ cao nhiễm khuẩn thứ phát.

- Da đầu xuất hiện nhiều lớp sừng: Sau khi lớp vảy bong tróc ra sẽ tạo thành các lớp sừng sưng đỏ trên bề mặt da đầu. Chúng rất dễ bị tổn thương, chảy máu.

- Rụng tóc: Thực tế, khi bị á sừng da đầu, các tổn thương khiến phần chân tóc không được bảo vệ và nuôi dưỡng đầy đủ, làm tóc dễ gãy, rụng.

Các biểu hiện của á sừng da đầu tuy không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại tác động trực tiếp tới thẩm mỹ, khiến người mắc mất tự tin, ngại giao tiếp với những người xung quanh. Bên cạnh đó, nếu không khắc phục đúng cách, tổn thương có thể để lại sẹo xấu trên da.

Ngoài ra, nếu không phát hiện sớm các triệu chứng, bệnh có thể lan rộng xuống gáy, phía sau tai, hay phát triển ra toàn thân, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều.

Bệnh á sừng da đầu có lây không?

Đây là thắc mắc của không ít người khi nhận thấy những mảng tổn thương sưng đỏ, đóng vảy trên da đầu. Nhưng cần khẳng định rằng, bệnh á sừng da đầu không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc da.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch bị rối loạn chức năng, dẫn đến nhận diện nhầm và tấn công các tế bào biểu bì khỏe mạnh, khiến chúng tăng sinh và chết đi nhanh chóng, nhưng không kịp bong tróc hết ra mà xếp chồng lên nhau, tạo thành những mảng sừng sưng đỏ, ngứa ngáy dữ dội. Như vậy, bệnh á sừng da đầu tiến triển là bởi hệ miễn dịch của cơ thể, không liên quan trực tiếp tới vi khuẩn, virus nên không hề lây nhiễm sang người đối diện.

Do đó, nếu người thân, bạn bè hay ai đó bị á sừng da đầu, bạn vẫn có thể sống chung với họ như bình thường, đồng thời không nên chê bai hay xa lánh họ.

Tuy nhiên, theo khả sát, đây là loại bệnh có khả năng di truyền, khi gia đình có bố mẹ mắc á sừng da đầu thì tỷ lệ con mắc bệnh khá cao.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh mà bạn cần lưu ý:

- Chấn thương trên da.

- Dị ứng thực phẩm: Một số loại dễ gây kích ứng cơ thể như: Hải sản, nhộng tằm, thịt đỏ,...

- Dị ứng thời tiết: Nóng lạnh thay đổi đột ngột.

- Tác dụng phụ của một số thuốc như: Chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp,... có thể gây bùng phát đợt cấp của bệnh.

- Căng thẳng, lo lắng kéo dài tác động xấu với hệ miễn dịch, do đó, người mắc cần có biện pháp thư giãn cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý.

Vân Trang