Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh tự ti, mặc cảm. Vậy phải làm thế nào để điều trị vẩy phấn hồng hiệu quả?

Bệnh vẩy phấn hồng là gì?

Vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da, thường gặp ở người từ 10 đến 35 tuổi. Các phát ban thường kéo dài 6 đến 9 tuần. Vẩy phấn hồng đặc trưng với tổn thương da lớn màu hồng, có vẩy, kích thước 2 - 10 cm. Các tổn thương da hình thành mảng bám màu đỏ xuất hiện ở lưng, ngực hoặc cổ người bệnh và có một đường viền được xác định ranh giới rõ ràng.

Sau khi xuất hiện những dấu hiệu báo trước, cơ thể người bệnh sẽ phát triển nhiều đốm hồng nhỏ hơn trên thân, cánh tay và chân. Giai đoạn thứ 2 của bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện đợt bùng phát với số lượng lớn các đốm hình bầu dục, có đường kính từ 0,5 cm - 1,5 cm. Nhiều người còn xuất hiện các tổn thương da đối xứng hình cây giáng sinh ở lưng. Vẩy phấn hồng thường tập trung ở mặt, bàn tay và bàn chân.

Triệu chứng của bệnh vẩy phấn hồng

Hầu hết mọi người không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, ngoại trừ sự xuất hiện của phát ban. Tình trạng ngứa nhẹ được báo cáo trong khoảng 50% số người bị bệnh, đặc biệt là khi người bệnh tập thể dục hoặc tắm nước nóng. Ngứa sẽ tăng lên cùng với sự căng thẳng. Hiếm khi, nó đi kèm với các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như đau họng, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ thể và chán ăn. Hầu hết người bệnh đều có sức khỏe rất tốt và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác.

Nguyên nhân của bệnh vẩy phấn hồng

Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số yếu tố khẳng định người bệnh bị vẩy phấn hồng do rối loạn miễn dịch, hoặc do nhiễm virus.

Vẩy phấn hồng có xu hướng xảy ra thành dịch bệnh và ảnh hưởng đến nhóm người lớn cùng nhau trong một cộng đồng, đặc biệt là trong mùa xuân và mùa thu. Điều này có nghĩa là một tác nhân gây bệnh chung sẽ gây ra tình trạng này. Ngoài ra, vẩy phấn hồng tái phát là hiếm gặp và điều này có nghĩa là những người bị bệnh có thể phát triển khả năng miễn dịch lâu dài với tác nhân lây nhiễm chịu trách nhiệm về bệnh.

Một dấu hiệu quan trọng khác của bệnh vẩy phấn hồng là hơn 50% bệnh nhân có một số triệu chứng cảm thấy không khỏe trước sự xuất hiện của các tổn thương da. Điều này rất phổ biến trong trường hợp bệnh nhân nhiễm virus khác.

Ngoài ra, một số bệnh nhân xuất hiện sự gia tăng các tế bào lympho B và giảm tế bào lympho T cùng với sự gia tăng tỷ lệ lắng đọng Erythrocyte (ESR). Lymphocytes là các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng nên sự gia tăng của chúng cũng rất đáng kể. Ngoài ra, nhiều bệnh nhiễm trùng cho thấy sự gia tăng ESR.

Các nghiên cứu đã gợi ý rằng, một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng bệnh vẩy phấn hồng, bao gồm một số thuốc an thần, thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh tăng huyết áp...

Phương pháp trị bệnh vẩy phấn hồng

Triệu chứng phổ biến ở người mắc vẩy phấn hồng là ngứa. Triệu chứng này có thể được giải quyết bằng các loại kem steroid tại chỗ và thuốc kháng histamin dạng uống. Chúng sẽ không rút ngắn thời gian phát ban nhưng sẽ làm giảm ngứa. Một cách can thiệp y tế khác giúp giảm ngứa khác là sử dụng tia cực tím (UVB) hoặc ánh sáng mặt trời. Nói chung, cách điều trị tốt nhất là tránh việc cơ thể bị quá nóng như: Giảm tập thể dục và hạn chế tắm nước nóng.

Các biện pháp cải thiện bệnh vẩy phấn hồng tại nhà bao gồm tắm dưới vòi sen, hạn chế sử dụng xà phòng, mặc quần áo bằng cotton hoặc lụa để giảm nhiệt và tắm bồn yến mạch.