Bệnh vảy nến được chia làm 6 thể chính: vảy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể đảo ngược, thể khớp và phổ biến nhất là thể đỏ da toàn thân. Bệnh xuất hiện trên khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, chân, da đầu và đến giai đoạn nặng sẽ xuất hiện ở khắp toàn thân gây khó khăn cho việc điều trị.

 

 

Ảnh minh họa

Biểu hiện của vẩy nến đỏ da toàn thân là xuất hiện vẩy như nến, có thể đóng thành từng lớp, nổi dát đỏ như giọt nước. Bệnh gây ngứa ít nhiều tuỳ theo từng người, thường hay tái phát theo mùa. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, da toàn thân sẽ đỏ, sưng, tróc vảy, kèm phát sốt, các khớp đau, lòng bàn chân sừng hoá, móng dày lên và rụng…

Bệnh gây khó chịu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh luôn thấy xấu hổ, ngượng ngùng, muốn xa lánh bạn bè. Ngoài ra, vẩy nến thể đỏ da toàn thân còn liên quan đến một số bệnh lý khác như: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch...

Trong hỗ trợ điều trị vảy nến nói chung cũng như thể đỏ da toàn thân nói riêng đều đã sử dụng các loại thuốc: Từ thuốc cổ điển (asen, bismut, DDS), đến hiện đại (kháng sinh, corticoid, cyclosporin, interferon, interleukin...), hoặc thuốc kết hợp các chất chống viêm, bạt sừng, tái tạo da (kem có salicylic, goudron, corticoid...). Nhưng các loại thuốc này điều trị không triệt để, không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng tốt với thuốc, bệnh dễ tái phát và có khá nhiều tác dụng phụ. Hỗ trợ Điều trị vảy nến bằng PUVA, hiệu quả có thể đạt 80-90%, nhưng tỷ lệ tái phát 40%… Ngoài ra, phương pháp này còn dễ gây tổn thương gan, thận, rối loạn miễn dịch, ung thư da...