Từ lâu, vẩy nến đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi nó không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt, mà còn gây mất thẩm mỹ, tự ti cho bệnh nhân.

Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các tác nhân hóa chất, nhiễm độc, nhiễm trùng, tâm lý căng thẳng,... cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Vẩy nến được coi là bệnh lành tính, không lây lan nhưng lại tác động đến thẩm mỹ, tâm lý, làm người bệnh tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp.

 kim miễn khang - vaynen.co (ảnh minh họa)

Ảnh minh họa

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, đóng vẩy trắng đục, khi cạo, gãi thì vẩy bong ra giống như sáp nến. Các thương tổn này thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu, sau đó đến những vị trí thường bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối hoặc các nếp gấp. Nếu bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, những vị trí này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gẫy. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng khớp làm hạn chế vận động, xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân (vẩy nến thể mủ) hoặc da toàn thân bị đỏ, căng (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị sốt, mệt mỏi,…

Để vẩy nến không phát triển và lan rộng, bệnh nhân cần trút bỏ tâm lý tự ti, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh tổn thương da, stress, bia rượu… Giải pháp giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh thường được áp dụng là ngâm mình trong nước ấm, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da. Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thuốc bôi ngoài da như acid salicylic; vitamin A, D… và thuốc uống dùng toàn thân như: methotrexat, cyclosporin… Tuy nhiên, bệnh nhân cần thận trọng vì những thuốc này có thể gây tác dụng phụ, khả năng tái phát cao.  Trường hợp nặng có thể được áp dụng quang hóa liệu pháp nhưng tiềm ẩn nguy cơ ung thư da nếu quá lạm dụng phương pháp này