Ở Việt Nam, vẩy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu. Đây là bệnh tự miễn mạn tính, diễn biến trong nhiều năm và rất dễ tái phát.
Vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, có giới hạn rõ với vùng da lành và đóng vẩy trắng đục, thường xuất hiện ở rìa chân tóc, da đầu, vùng nếp gấp, tì đè…
Tùy triệu chứng lâm sàng, vẩy nến được chia thành nhiều thể: vẩy nến thể mảng (thường gặp nhất chiếm khoảng 80%), vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể đảo ngược, vẩy nến thể mủ và vẩy nến thể đỏ da toàn thân,... Trong đó, thể giọt hoặc thể mảng thường lành tính, không gây hại nhiều tới sức khỏe, chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân trong quan hệ gia đình, xã hội. Riêng các thể: đỏ da toàn thân, mụn mủ thường kèm theo tổn thương nội tạng, tiên phát hoặc thứ phát, nếu không được hỗ trợ điều trị, chăm sóc tích cực thì có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Hầu hết tất cả các loại thuốc hỗ trợ điều trị vẩy nến đều đã được sử dụng, bao gồm: thuốc cổ điển (asen, bismut, DDS), thuốc hiện đại (kháng sinh, thuốc ức chế hoặc tăng cường miễn dịch, cyclosporin, interferon, interleukin...) hoặc thuốc kết hợp các chất chống viêm, bạt sừng, tạo da (kem có salicylic, corticoid, diprosalic,...), tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc…. Bên cạnh đó, quang hoá liệu pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc vẩy nến mức độ nặng, phương pháp này tuy khá hiệu quả nhưng sau khi điều trị có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Ngoài ra, việc hỗ trợ điều trị bằng tây y phải theo chỉ định của bác sỹ để tránh những tai biến đáng tiếc