Theo một điều tra của Viện Da liễu Trung ương, bệnh vẩy nến da đầu chiếm tới 60% số bệnh nhân điều trị nội trú và thường phát triển mạnh khi trời chuyển mùa hoặc khô lạnh.

Vẩy nến là một bệnh da liễu mạn tính, trong đó da đầu thuộc khu vực bị ảnh hưởng thường xuyên. Nó dai dẳng hơn vẩy nến ở những vùng khác trên cơ thể. Dấu hiệu đặc trưng của vẩy nến da đầu là hiện tượng tróc vẩy, sưng đỏ thành từng vùng có ranh giới rõ ràng, dễ nhận thấy dọc theo mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Bệnh có thể nặng hơn khi bị kích ứng với dầu gội hoặc một số loại đồ uống kích thích, gia vị cay nóng như rượu, cà phê, ớt, hạt tiêu,… Nếu không được hỗ trợ điều trị, có thể xuất hiện các mảng vẩy màu trắng bạc và bóng giống như paraffin.

 kim miễn khang - vaynen.co (ảnh minh họa)

Ảnh minh họa

Theo TS. Nguyễn Duy Hưng - Tổng thư ký Hiệp hội Bệnh vẩy nến, mấy năm gần đây tỉ lệ bệnh nhân tới điều trị vẩy nến da đầu ngày càng cao. Vẩy nến da đầu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh mà còn có thể liên quan đến một số bệnh lý quan trọng khác: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch...

Hiện nay, việc điều trị vẩy nến còn gặp nhiều khó khăn, chưa có loại thuốc nào hỗ trợ điều trị căn nguyên của vẩy nến da đầu nói riêng và bệnh vẩy nến nói chung. Các bác sĩ không có nhiều lựa chọn ngoài việc dùng corticoid nhằm ức chế miễn dịch và một số thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng khác như dầu gội y tế làm mềm da, bong vẩy. Việc dùng corticoid trong thời gian dài sẽ kèm theo rất nhiều tác dụng không mong muốn như: xuất huyết tiêu hóa, dễ nhiễm khuẩn, suy thận… Điều trị bệnh bằng phương pháp quang hoá trị liệu (PUVA) có thể cho hiệu quả tốt, nhưng nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến ung thư da. Điều đáng lo ngại là vẩy nến thường khó điều trị nhưng rất dễ tái phát.