Vảy nến là một bệnh lành tính, nhưng tác động xấu đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng sống của người bệnh. Bên cạnh đó, do thiếu hiểu biết về bệnh cùng thói quen tự ý dùng thuốc, nản trong điều trị khiến bệnh có nguy cơ tái phát nặng hơn.

Biểu hiện như thế nào?

Năm 2004, ông Đặng Quang Hậu, ở thị trấn Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh thấy mình nổi lên nhiều nốt đỏ nhỏ, ngứa ở hai đùi, nách, sau gối. Ông điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng đều không đỡ, dần dần, cả thân mình “đỏ như tôm luộc”, da trở nên sần sùi, khi gãi ra nhiều bột trắng. Trường hợp của ông Hậu là một điển hình của bệnh vảy nến. Bệnh thường biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ đóng vảy trắng đục. Các thương tổn thường phân bổ một cách đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu, cùi chỏ, đầu gối, các nếp gấp.

 Bệnh vẩy nến không ảnh hưởng nhiều đến sức khẻo nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Bệnh nhân có thể bị ngứa, móng tay khuyết dần, phiến mỏng trở nên xù xì, nặng có thể gây sưng, đau và biến dạng khớp, có thể bị nổi nhiều mụn mủ ở bàn tay, bàn chân hoặc rải khắp người. Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng, đa số ý kiến cho rằng vẩy nến là 1 bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền đa gen; các xáo trộn sinh hóa, chấn thương tâm lý, dùng thuốc... cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Bệnh thường xuất hiện từ từ, phát triển mạnh hơn vào mùa lạnh, mùa nóng thì giảm đi.

Hỗ trợ điều trị ra sao cho đúng cách?

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị vảy nến có hiệu quả phải đảm bảo hai điều kiện: xóa sạch tổn thương sớm và thời gian không bị tái phát càng lâu càng tốt. Ngoài ra, nếu dùng các thuốc có corticoid trong thời gian dài sẽ gây khả năng tái phát cao và những biến chứng nặng hơn, dễ dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc.